Chị Giảng làm giàu nhờ nuôi tằm

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/11/2011 | 9:05:01 AM

YBĐT - Mấy năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình nông dân xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) thường lấy mô hình trồng dâu, nuôi tằm của gia đình chị Lê Thị Giảng ở thôn 5 làm điểm để học tập và làm theo.

Chị Giảng đang chăm sóc lứa tằm mới của gia đình.
Chị Giảng đang chăm sóc lứa tằm mới của gia đình.

Với trăn trở tìm cách thoát nghèo, sau khoảng thời gian tìm hiểu cách làm kinh tế ở nhiều nơi, năm 2003, chị Giảng đã bắt tay vào làm mô hình trồng dâu - nuôi tằm thử nghiệm tại gia đình. Những lứa tằm đầu tiên do thiếu kinh nghiệm cũng như chưa có kỹ thuật về cách chăm sóc, tuy cũng thành công nhưng tằm cũng bị chết khá nhiều. Song, chị Giảng không nản chí mà tiếp tục vừa học vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để có bằng được thành công.

Với tính cần cù, chịu khó học hỏi và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới qua sách báo, cũng như học qua các lớp tập huấn kỹ thuật do Trạm Khuyến nông huyện tổ chức về việc trồng dâu và nuôi tằm như: kỹ thuật nuôi tằm từ nong sau đó chuyển xuống nuôi dưới đất, kỹ thuật phòng bệnh và kỹ thuật chăm sóc, khử trùng nơi nuôi tằm và cách cho tằm ăn... đã giúp chị thu được kết quả cao trong việc nuôi tằm. Giờ đây, gia đình chị Giảng đã trở thành hộ nuôi tằm giống chuyên nghiệp ở xã Tân Đồng.

Ngoài ra, chị còn bao tiêu sản phẩm kén tằm cho những hộ nuôi tằm khác trong thôn và trong xã. Chị Giảng cho biết: “Trồng dâu, nuôi tằm cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 4 lần trồng lúa nên bà con rất thích, hiện tại có bao nhiêu kén cũng tiêu thụ hết cho dân nên bà con hoàn toàn yên tâm về đầu ra của sản phẩm”.

Sau khi nuôi tằm thấy có hiệu quả kinh tế cao, chị Giảng đã tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng dâu và tăng thêm diện tích nuôi, ươm giống tằm để chủ động hoàn toàn về giống và có điều kiện nâng cao hiệu quả. Đến nay, gia đình chị Giảng đã có gần 1 ha dâu, với diện tích nuôi tằm gần 200m2.  Được biết, trung bình một vòng tằm, người nuôi chỉ bận rộn trong khoảng 13 ngày thì được thu hoạch. Trong một tháng, hộ nuôi nhiều có thể được tới 2 lứa, mỗi lứa 3 vòng tằm. Vậy là, sẽ được 6 vòng trong 1 tháng, trong khi đó mỗi vòng thu 19 - 20 kg kén.

Với giá kén hiện tại dao động trong khoảng trên dưới 90 nghìn đồng/kg thì đây quả là một con số không nhỏ. Vào những ngày chính vụ, chị phải thuê nhân công hái lá dâu với tiền công từ 70 đến 80 nghìn đồng/ngày. Với nguồn vốn đầu tư ít… trong mấy năm trở lại đây, gia đình chị đã mở rộng sản xuất, lượng kén thu mua và chế biến tăng lên... Hiện nay, thôn 5 đã có 70 đến 80% hộ hộ trồng dâu nuôi tằm với 22 ha dâu được thu hoạch và 3 nhóm hộ nuôi tằm với mỗi nhóm có 35 hộ. Có thể nói, trồng dâu nuôi tằm là một hướng đi khá hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để thoát nghèo và làm giàu cho nông dân ở Tân Đồng.

Bà Trần Thị Lợi - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tân Đồng cho biết: "Chị Giảng là 1 những hội viên đã biết tìm hướng phát triển kinh tế hộ gia đình của riêng mình bằng cách trồng dâu - nuôi tằm rất hiệu quả, nay được nhiều người đến học tập và làm theo". Bằng sự nỗ lực của bản thân, với đức tính chịu thương, chịu khó tiếp thu học hỏi tiến bộ kỹ thuật mới nên gia đình chị Giảng từ chỗ lao động chỉ đủ ăn, nay đã có tích lũy. Với các nguồn thu từ bán tằm giống và thu mua, bán kén đã mang lại cho gia đình chị bình quân mỗi năm khoảng trên 250 triệu đồng.

Không những làm giàu cho mình, chị Giảng còn luôn chia sẻ và giúp đỡ nhiều người khác có nguyện vọng phát triển kinh tế như chị. Chị Giảng thật xứng đáng là tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi để nhiều chị em cùng học tập và làm theo.

Chí Sinh

Các tin khác
Chị Bùi Thị Sửu - Giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình giới thiệu sản phẩm cho khách hàng.

YBĐT - Không chỉ là một doanh nhân thành đạt, chị Bùi Thị Sửu - Giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình còn là một người phụ nữ giàu lòng nhân ái, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.

Đường hào bao quanh khu rừng của ông Bút, giúp ngăn lửa từ các mảnh nương bên cạnh.

YBĐT - Gần 20 năm được bảo vệ, từ những ngọn núi trọc nay đã trở thành cánh rừng xanh ngút ngàn, thành nơi trú ngụ của nhiều loài chim muông và thú rừng... Chủ của cánh rừng đó là vợ chồng ông Lương Văn Bút.

Chị Minh (bên phải) tư vấn cách phòng chống suy dinh dưỡng thai nhi cho bà mẹ mang thai.

YBĐT - Năm 1996, chị Nguyễn Thị Minh bắt đầu tham gia công tác dân số tại địa phương.

Nguyễn Minh Tú (thứ 2 từ trái sang) trao đổi bài với các bạn cùng nhóm.

YBĐT - Trở thành doanh nhân thành đạt là ước mơ sau này của cậu học trò lớp 9A (Trường THCS Yên Thịnh, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái) Nguyễn Minh Tú.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục