Hết lòng vì học sinh vùng cao

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/11/2011 | 8:57:40 AM

YBĐT - Sau khi tốt nghiệp ở Trường Trung cấp Sư phạm Nghĩa Lộ, cô giáo Hoàng Thị Thu Huyền đã tình nguyện lên bản vùng cao Tà Xùa thuộc xã Bản Công, huyện Trạm Tấu dạy học.

Trong giờ học của cô trò Trường mầm non Họa Mi, xã Bản Mù (Trạm Tấu).
Trong giờ học của cô trò Trường mầm non Họa Mi, xã Bản Mù (Trạm Tấu).

Ban đầu, cô cũng gặp phải không ít khó khăn, thứ nhất là về ngôn ngữ, thứ hai là nơi ăn, chỗ ở và thứ ba là  đi lại. Đây mới chỉ là những khó khăn cơ bản, ngoài ra còn muôn vàn vất vả khác nữa nhưng cô vẫn quyết tâm theo nghề mà mình đã lựa chọn. Với lòng yêu nghề và say mê công việc, cô đã đem hết kiến thức mình đã được trang bị ở trường về truyền đạt cho các em học sinh dân tộc Mông nơi đây.

 Thời gian đầu, mới lên, trường học còn rất tạm bợ, mỗi buổi học chỉ có vài ba học sinh nhưng với tấm lòng của một người thầy, cô đã tìm hiểu và đã biết được lý do các em bỏ học vì cuộc sống còn khó khăn, nhận thức của bà con vùng cao còn hạn chế, nhiều phụ huynh học sinh cho rằng “học chữ không no được cái bụng mà phải làm nương rẫy để cấy lúa, tra ngô mới có cơm ăn...". Theo quan niệm đó, đồng bào Mông thường đưa con lên nương phụ giúp bố mẹ coi trâu bò và trông em nhỏ. Khi đã hiểu được nguyên nhân, tranh thủ những buổi họp thôn, bản cô giáo Huyền đã phối hợp với chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền vận động bà con nên cho con đến lớp học chữ, biết được chữ sẽ giúp tương lai sau này của các em tươi sáng hơn.

Từ khi có sự góp sức của cô giáo Huyền cùng các đồng nghiệp vào công tác vận động, số học sinh của bản đến lớp học ngày một đông vui hơn. Đến thôn Tà Xùa hôm nay, hầu hết bà con người Mông nơi đây, ai cũng đều quý mến cô giáo Huyền, chị Giàng Thị Tồng - người dân của thôn cho hay: “Cô Huyền và các cô giáo khác ở trường này rất quan tâm đến việc học tập của con em chúng tôi, hễ có cháu nào vắng mặt là cô đến nhà tìm hiểu sự tình và vận động cháu đến lớp học ngay. Nếu có cháu nào bị đau ốm, cô cũng đến tận nhà thăm hỏi, động viên và chỉ cho họ biết nên đưa con đi khám chữa bệnh kịp thời”.

Sau 18 năm tận tâm với công tác dạy học ở vùng cao, cô Huyền và các đồng nghiệp đã duy trì ổn định sĩ số học sinh tại điểm trường Tà Xùa này đều đặn. Đến nay, điểm trường đã phát triển với 5 lớp học và gần 40 em học sinh đang theo học.

Gặp chúng tôi, cô giáo Hoàng Thị Thu Huyền tâm sự: “Công tác ở đây, chúng tôi đã được các cấp, các ngành tạo điều kiện giúp đỡ và phối hợp vận động các gia đình cũng như các cháu có hoàn cảnh đến lớp học đầy đủ. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một điều nan giải là học sinh thiếu sách vở, thiếu chăn màn và chưa có nơi ăn, chỗ ở dành cho học sinh ở xa vào buổi trưa”.

Được chứng kiến một lớp học ghép với 2 chiếc bảng và những em học sinh ngồi quay lưng vào nhau để học hai bài giảng khác nhau, chúng tôi càng hiểu và khâm phục sự tận tâm với nghề của cô giáo Hoàng Thị Thu Huyền. Sự tận tình của cô đã giúp tỷ lệ học sinh ở bản ra lớp đạt gần 100%. Cũng chính tình yêu thương dành cho những đứa trẻ vùng cao ấy đã giúp cô giáo Huyền gắn bó gần 20 năm với mảnh đất vùng cao cho dù cuộc sống của người giáo viên cắm bản vẫn còn vô vàn những khó khăn.

 Vàng Mai

Các tin khác
Chị Giảng đang chăm sóc lứa tằm mới của gia đình.

YBĐT - Mấy năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình nông dân xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) thường lấy mô hình trồng dâu, nuôi tằm của gia đình chị Lê Thị Giảng ở thôn 5 làm điểm để học tập và làm theo.

Chị Bùi Thị Sửu - Giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình giới thiệu sản phẩm cho khách hàng.

YBĐT - Không chỉ là một doanh nhân thành đạt, chị Bùi Thị Sửu - Giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình còn là một người phụ nữ giàu lòng nhân ái, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.

Đường hào bao quanh khu rừng của ông Bút, giúp ngăn lửa từ các mảnh nương bên cạnh.

YBĐT - Gần 20 năm được bảo vệ, từ những ngọn núi trọc nay đã trở thành cánh rừng xanh ngút ngàn, thành nơi trú ngụ của nhiều loài chim muông và thú rừng... Chủ của cánh rừng đó là vợ chồng ông Lương Văn Bút.

Chị Minh (bên phải) tư vấn cách phòng chống suy dinh dưỡng thai nhi cho bà mẹ mang thai.

YBĐT - Năm 1996, chị Nguyễn Thị Minh bắt đầu tham gia công tác dân số tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục