Người thương binh “tàn nhưng không phế”

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/7/2012 | 2:49:55 PM

YBĐT - Trong tay hiện sở hữu 20 sào lúa, 20ha quế, 15ha bồ đề, keo xen sắn, 1ha ao, hồ nuôi cá và 2.000m2 nuôi ba ba gai giống và thương phẩm... hàng năm cho tổng thu nhập 985 triệu đồng, đó là những con số đáng nể khi nói về ông Nguyễn Ngọc Thắm, thương binh 2/4 ở thôn Làng Chẹo, xã An Thịnh, huyện Văn Yên.

Cũng như bao thanh niên yêu nước khác, năm 1977, ông Nguyễn Ngọc Thắm lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự tại chiến trường Tây Nam. Năm 1980 trở về địa phương, ông mang trên mình nhiều thương tật. Gia đình đông anh em, cuộc sống thiếu thốn trăm bề, làm gì để thoát được cảnh cơ hàn luôn là nỗi trăn trở của ông Thắm.

Thương binh Nguyễn Ngọc Thắm.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, sau nhiều lần đi tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế ở địa phương, ông Nguyễn Ngọc Thắm nhận ra ở quê mình có nhiều đất đồi nếu biết khai thác sẽ đem lại hiệu quả về kinh tế. Từ suy nghĩ và ý tưởng đó, năm 1986 ông chuyển nhà từ giữa làng lên đầu làng mạnh dạn khai phá đào ao đắp đập, trồng rừng làm trang trại.

Thấy có hiệu quả từ việc nuôi cá, nuôi gà, lợn và cây bạch đàn, bồ đề ban đầu mang lại, đến những năm 1991, 1992 khi Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng ông bàn với gia đình và mạnh dạn nhận 25ha để trồng bạch đàn và quế.

Ông Thắm tâm sự: “Những năm đầu khi bắt tay vào làm kinh tế, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn, nhất là về vốn, lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi cá, trồng rừng nên hiệu quả không như mong muốn. Với quyết tâm và bản chất của người lính Cụ Hồ là không lùi bước trước mọi gian khó, cùng với vợ con khắc phục những khó khăn trước mắt để nhận được những thành quả về sau”.

Nói về ông Thắm, bà Phạm Thị Hải - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Văn Yên cho biết: “Ông Thắm luôn biết áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và là người tiên phong trong các phong trào ở địa phương. Ông thực sự là tấm gương tiêu biểu thương binh tàn mà không phế”.

Trời không phụ công người, sau bao nhiêu năm chịu khó lao động, sản xuất, đến nay, ông Thắm đang sở hữu một trang trại mà không phải ai cũng có. Theo như cách tính của ông, từ quế, keo, bồ đề, cá, lúa... cộng lại mỗi năm gia đình cho tổng thu nhập 985 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 600 triệu đồng. Giờ đây, ông Nguyễn Ngọc Thắm đã xây dựng được nhà cửa khang trang với các tiện nghi đắt tiền và có một mái ấm hạnh phúc với sáu người con được ăn học và có việc làm ổn định.

 Hà Tĩnh

Các tin khác
Bà Nguyễn Thị Quỵ (ngồi giữa) trao đổi với lãnh đạo Hội Phụ nữ xã Mường Lai.

YBĐT - “Bà là tấm gương sáng không chỉ với chị em trong thôn mà toàn bộ phụ nữ ở xã Mường Lai (Lục Yên) noi theo. Một người đã vượt qua muôn vàn khó khăn khi chồng hy sinh. Một mình nuôi 4 người con khôn lớn, thành đạt”, chị Chu Thị Sinh - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Mường Lai đã nói về bà Nguyễn Thị Quỵ vợ liệt sỹ Hoàng Sỹ Bằng ở xã Mường Lai, huyện Lục Yên như vậy.

YBĐT - Xuất ngũ trở về địa phương, bệnh binh Vũ Viết Cường, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên nhớ lời Bác dạy “Thương binh tàn nhưng không phế”, khiêm tốn học hỏi, hăng say lao động tìm ra hướng phát triển kinh tế gia đình.

Chị hiệu đang chuẩn bị cho phiên chợ chiều.

YBĐT - Nhặt được một chiếc ví có tiền và rất nhiều giấy tờ tuỳ thân quan trọng nhưng chị Trần Phương Hiệu, sinh năm 1975, trú tại tổ 3, thị trấn Yên Bình đã tìm đến tận địa chỉ và trả lại cho người bị mất chiếc ví chỉ sau một ngày.

Ông Tý (áo sẫm) cùng con trai làm đồ mộc tại nhà.

YBĐT - Trở về từ cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước (năm 1971) sau khi bị thương và phơi nhiễm chất độc da cam, đến tận bây giờ, ông Nguyễn Văn Tý và gia đình ở thôn 6, xã Hợp Minh (thành phố Yên Bái) vẫn đang phải âm thầm chịu đựng nỗi đau do hậu quả chiến tranh để lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục