Chàng trai người mông năng động
- Cập nhật: Thứ ba, 4/9/2012 | 2:37:02 PM
YBĐT - Từ một hộ nghèo phải lo ăn từng bữa, nhưng nhờ dám nghĩ, dám làm, anh Giàng A Gio, thôn Tấu Dưới, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã trở thành một trong những người làm kinh tế giỏi ở xã.
Trang trại của anh Gio nằm chênh vênh giữa lưng chừng núi. Tuy cách đường nhựa chừng 7km nhưng cũng phải mất gần 1h mới đến được. Chúng tôi thật sự kinh ngạc trước quy mô mà anh đã đầu tư vào trang trại của mình. Ở nơi núi non trùng điệp dốc đá dựng đứng, vậy mà Gio đã xây dựng một dãy chuồng chăn nuôi lợn quy mô lớn với số vốn đầu tư gần trăm triệu đồng.
Nhiều người hỏi với số tiền đó anh hoàn toàn có thể đầu tư một trang trại ở khu vực thuận lợi hơn gần đường giao thông nhưng Gio cũng có cái lý của mình, ở đây tuy đi lại khó khăn nhưng lại cũng có lợi để đặt trang trại, vì đường xa, khó đi nên ít có người đến tìm mua lợn, mua ngô, mua lúa hoặc có thì người dân bán được giá rất rẻ, còn Gio đặt trang trại ở đây không những tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có giá rẻ mà lại có thể mua gom lợn người dân trong bản, lúc bán thì mướn ô tô lên tận nơi chở một lúc vài chục con sẽ có lãi hơn rất nhiều.
Anh Gio tâm sự: “Đa số người dân trong bản không có chuồng nên lợn thường thả rông không được chăm sóc tốt, còn Gio thì có chuồng trại rộng, ai bán anh cũng mua hết, nuôi lớn, được giá thì bán”.
Trước đây cũng như bao gia đình khác thôn Tấu Dưới, cuộc sống gia đình anh rất khó khăn, quanh năm làm lụng vất vả nhưng cũng không đủ ăn. Thương vợ, thương con nhiều đêm anh trăn trở tìm cách phát triển kinh tế. Sau một thời gian được tập huấn chuyển giao kỹ thuật, nghiên cứu cách trồng trọt, chăn nuôi trên sách, báo, ti vi, học kinh nghiệm thực tế của những người làm kinh tế giỏi trong xã anh đã tìm được hướng đi phù hợp với điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế gia đình.
Anh Gio cho biết: “Tìm được con đường phát triển kinh tế đã khó, thực hiện được còn khó hơn bởi tôi chưa có kinh nghiệm thực tế. Tôi đem ý định phát triển kinh tế của mình bàn với vợ và rất vui vì vợ tôi cũng hưởng ứng”.
Ngày qua ngày, anh chị chăm chỉ cấy lúa, trồng ngô nhưng với cách thức sản xuất khác hẳn so với trước. Anh chị thay giống địa phương bằng giống lúa, ngô lai có năng suất cao, chất lượng tốt và thường xuyên theo dõi sự phát triển để có biện pháp chăm sóc kịp thời. Vừa làm vừa học vừa đúc rút kinh nghiệm, nhờ đó, cây trồng của gia đình anh phát triển tốt, cho năng suất cao.
Niềm vui được mùa càng giúp vợ chồng anh chị phấn khởi, hăng hái lao động. Anh Gio đã mạnh dạn bán toàn bộ số trâu, bò của gia đình, vay thêm ngân hàng để làm chuồng nuôi lợn “cắp nách”.
Với 5 con lợn nái trong chuồng mỗi năm anh đã có trên 80 con lợn giống. Anh chị trả hết nợ, số tiền còn lại tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng kiên cố để chăn nuôi thêm lợn, gà, khai hoang mở rộng diện tích sản xuất.
Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, 1 ha đất khai hoang anh chị trồng ngô mỗi năm thu hoạch 3 tấn, toàn bộ đều được dùng để chăn nuôi lợn. Thấy cảnh người dân trong thôn ngày ngày mang lúa ra tận xã để xay xát rất vất vả, anh Gio đã đầu tư thêm một máy xát gạo, người nào xát gạo không có tiền thì đổi lấy cám. Cám này anh Gio lại dùng để chăn nuôi lợn. Hiện nay, mỗi năm anh xuất bán trên 100 con thu lãi trên 60 triệu đồng.
Cuộc sống ổn định, vợ chồng anh Gio đã có điều kiện để chăm lo cho 2 con ăn học đầy đủ và mua sắm được nhiều tiện nghi đắt tiền phục vụ cuộc sống gia đình. Anh tâm sự: “Ở vùng cao khó khăn nếu chỉ trồng lúa, trồng ngô thì đủ ăn đã là may rồi, còn muốn thoát nghèo, làm giàu được thì chỉ có phát triển chăn nuôi. Thức ăn cho chăn nuôi rất dồi dào, nếu những sản phẩm này bán đi thì thu nhập cũng không nhiều, còn nếu lấy những sản phẩm này đầu tư chăn nuôi thì giá trị kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều”.
Anh Dũng
Các tin khác
YBĐT - Anh Hoàng Văn Hóa, dân tộc Tày, Bí thư Chi bộ bản Xa, xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ) là một điển hình như thế.
YBĐT - Đó là cụ Phạm Văn Bính (89 tuổi) ở bản Quán, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên - một thành viên trong Đội du kích năm xưa trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần giải phóng chiến khu, giải phóng quê hương Yên Bái cùng cả nước làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
YBĐT - 15 tuổi, khăn gói xuống thành phố trọ học, cậu học trò với dáng người gầy nhỏ lại thường xuyên đau ốm đã phải tự mình chăm sóc bản thân, tự giác học tập phấn đấu cho ước mơ đại học. Em là Phạm Đức Tuấn - học sinh lớp 12 Toán, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành.
YBĐT - Học giỏi, là cán bộ Đoàn gương mẫu, người bạn hoà đồng với tập thể, sẵn sàng giúp đỡ mọi người và là một người con hiếu thảo, Nguyễn Thị Thu Hương xứng đáng với nhiều phần thưởng. Đặc biệt là giải thưởng Lý Tự Trọng mà Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa trao tặng trong năm học 2011 - 2012 vừa qua.