Làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/7/2013 | 2:53:27 PM

YBĐT - Được Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Yên giới thiệu, chúng tôi đến xã Yên Hưng thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình chị Lê Thị Loan là hội viên nông dân xã. Không ngừng tìm tòi, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và mạnh dạn vay vốn đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, mô hình trang trại tổng hợp vườn - ao - chuồng đã giúp cho gia đình chị có nguồn thu nhập ổn định.

Trang trại của gia đình chị Lê Thị Loan.
Trang trại của gia đình chị Lê Thị Loan.

Men theo con đường bê tông mới giữa mênh mông bạt ngàn rừng keo và quế, chúng tôi đến cơ ngơi khang trang của vợ chồng chị Lê Thị Loan. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, từ lâu, chị Loan đã ấp ủ chí làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Năm 2008 được Hội Nông dân huyện và xã cho vay vốn phát triển kinh tế, cộng với vay mượn người thân trong gia đình, chị Loan đầu tư phát triển mô hình kinh tế tổng hợp ao, chuồng, rừng.

Từ 1ha đất rừng hoang khô cằn sỏi đá nằm ven vùng đồi thuộc xã Yên Hưng, chị khai hoang, phục hóa để xây dựng trang trại tổng hợp. Ban đầu, chị chọn nuôi gà, vịt, lợn và đào ao thả cá với quy mô nhỏ. Năm 2009, vợ chồng chị quyết định đầu tư mở rộng trang trại nuôi cá và mở rộng diện tích đồi rừng lên 5ha. Năm đầu, chị trồng sắn, năm tiếp theo trồng quế với phương châm lấy ngắn nuôi dài.

“Vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, trồng trọt, nguồn vốn còn ít nên vợ chồng tôi tận dụng nguồn thức ăn tự cung tự cấp là chủ yếu. Tuy vậy, thời gian đầu vẫn không tránh khỏi bị thua lỗ”, chị Loan cho biết. Xác định hướng đi đúng đắn, bắt kịp xu thế thị trường cộng với sự cần cù, chịu khó, đến nay, cơ bản mô hình của chị đã có hướng phát triển.

Chị Loan chia sẻ, khi mới bắt tay làm kinh tế, gia đình chị cũng rất lo lắng nhưng được sự động viên của người thân, sự giúp đỡ của cán bộ hội và được vay vốn từ kênh ngân hàng chính sách nên chị có động lực để xây dựng mô hình.

Tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt từ các lớp tập huấn, chịu khó nghe đài, đọc báo, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế khác là cách chị Loan áp dụng vào thực tế sản xuất để mang lại hiệu quả. Hiện nay, chị Loan duy trì nuôi 9 con lợn thịt, 1 con lợn nái, trên 200 con vịt, ngoài ra 5ha rừng quế nay đã đến thời kỳ thu hoạch. Ước tính mỗi năm, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình chị Loan cho thu nhập trên 70 triệu đồng. Đầu tư phát triển kinh tế đúng hướng đã giúp cho gia đình chị Loan vươn lên trở thành hộ khá giả của xã, điều kiện sinh hoạt được cải thiện đáng kể. Ngoài cơ ngơi khang trang với các tiện nghi sinh hoạt hiện đại, chị Loan còn linh hoạt sử dụng vốn tái đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất như xây chuồng trại ...

Nói về dự định sắp tới, chị Lê Thị Loan chia sẻ, gia đình mong muốn được các cấp, các ngành, nhất là Ngân hàng Chính sách Xã hội tạo điều kiện cho vay vốn để đầu tư mở cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi, phát triển quy mô kinh tế. Đồng thời, chị cũng mong sẽ được tham gia học tập các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cá để ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn, nâng cao năng suất, sản lượng.

Đồng chí Trần Công Lâm - Chủ tịch UBND xã Yên Hưng cho biết, thời gian tới, xã sẽ khuyến khích các các hộ nghèo đến thăm quan, học hỏi mô hình của chị Loan đồng thời lồng ghép, phổ biến kinh nghiệm đến các hộ dân trong các cuộc họp, buổi tuyên truyền... để người dân địa phương từng bước giúp nhau xóa đói giảm nghèo.

A.D

Các tin khác
Bà Phượng chỉ phần lòng đường trước kia là nền nhà của gia đình bà.

YBĐT - Ở thời “tấc đất tấc vàng” như hiện nay mà vẫn xuất hiện rất nhiều người nông dân nghèo hiến đất làm đường, xây tượng đài, nhà văn hóa... quả là điều thật đáng trân trọng!

YBĐT - Xã Việt Cường (Trấn Yên) có chàng trai trẻ Bồ Xuân Tân vượt lên gian khó, biến đồi hoang thành trang trại, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Một mô hình trồng nấm mộc nhĩ ở xã Tân Thịnh (thành phố Yên Bái) cho thu nhập cao.
(Ảnh: Quỳnh Nga)

YBĐT - Mới 28 tuổi nhưng anh Vũ Ngọc Tuyến ở thôn Cá Nội, xã Hoàng Thắng (Văn Yên) đã là chủ của một cơ sở sản xuất nấm sò và mộc nhĩ. Vụ đông xuân năm 2012 - 2013, gia đình anh đã thu lãi trên 60 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.

Gia đình chị Pình đầu tư chăn nuôi lợn cho thu nhập cao.

YBĐT - Năng động, trách nhiệm trong công tác của địa phương và đóng góp nhiều thành tích quan trọng vào sự phát triển của phong trào phụ nữ xã, chị Lò Thị Pình đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen, giấy khen trong công tác dân số/kế hoạch hóa gia đình, công tác hội và phong trào phụ nữ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục