Phát huy trí tuệ, tâm huyết của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/2/2013 | 9:18:10 AM

YBĐT - Tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị; là việc trọng đại của đất nước, do vậy các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần tăng cường lãnh đạo kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện lợi dụng của các thế lực thù địch nhằm tuyên truyền, phổ biến các quan điểm sai trái, xuyên tạc đường lối của Đảng, Nhà nước ta.

Thực hiện Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và Chỉ thị 22-CT/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị quán triệt sâu rộng trong các cấp ủy, các tổ chức Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân về việc lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (gọi tắt là Hiến pháp) trong những ngày qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chỉ đạo của chính quyền các cấp, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được tiến hành khẩn trương, sôi nổi.

Cán bộ, nhân dân từ vùng thấp đến vùng cao; từ các bản làng, khu dân cư, xã, phường, thị trấn đến cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh đã được tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, tìm hiểu, tham gia, đóng góp vào dự thảo Hiến pháp. Hàng ngàn ý kiến tham gia, đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được các cấp, các ngành, tổ chức tập hợp, tổng hợp. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân tiến hành ở ba cấp với nhiều hình thức: góp ý trực tiếp, góp ý bằng văn bản gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; tổ chức thảo luận, lấy ý kiến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng một cách rộng rãi, dân chủ, công khai.

Qua đánh giá, nhìn chung các ý kiến đóng góp, tham gia được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng và tiết kiệm theo chỉ đạo của tỉnh. Tuy nhiên, việc tổ chức cho nhân dân tham gia, đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thời gian qua ở một số nơi, nhất là cấp cơ sở có một số hạn chế cần khắc phục. Đáng quan tâm nhất là năng lực tổ chức cho nhân dân tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp của một số địa phương, cấp ngành còn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là vùng cao, vùng đồng bào các dân tộc.

Việc tổ chức tập trung, phổ biến tài liệu, hướng dẫn thảo luận, tổ chức lấy ý kiến có nơi còn hình thức, qua loa; việc lắng nghe, tiếp thu ý kiến, giải trình với nhân dân một số vấn đề còn hạn chế; việc tập hợp ý kiến nhân dân chưa khoa học, đáp ứng yêu cầu của trên về tiến độ, chất lượng, kết quả. Một số nơi, do chưa có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ Đảng, chính quyền nên có tình trạng việc lấy ý kiến nhân dân rơi vào chiếu lệ, chưa phát huy được trách nhiệm, trí tuệ và tâm huyết của nhân dân vào đợt sinh hoạt chính trị có tầm quan trọng bậc nhất của đất nước.

Có nơi, người dân còn thiếu thông tin, tài liệu và chưa được hướng dẫn chu đáo để phát huy quyền làm chủ và trách nhiệm của mình trong tham gia, góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Ngày 31/3/2013, tức là còn hơn một tháng nữa sẽ kết thúc việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo; tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận tài liệu, thông tin, từ đó tích cực tham gia ý kiến. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cần lắng nghe ý kiến nhân dân, chủ động đối thoại, giải trình những vấn đề đã tiếp thu; các ý kiến tham gia phải được tập hợp, tổng hợp một cách đầy đủ, chính xác, khoa học để bổ sung, hoàn thiện Dự thảo.

Tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị; là việc trọng đại của đất nước, do vậy các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần tăng cường lãnh đạo kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện lợi dụng của các thế lực thù địch nhằm tuyên truyền, phổ biến các quan điểm sai trái, xuyên tạc đường lối của Đảng, Nhà nước ta. Mỗi người  dân cần nêu cao quyền làm chủ, ý thức trách nhiệm, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc chủ động, tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Tuấn Anh

Các tin khác

YBĐT - Phải thấy rằng, chưa bao giờ vệ sinh an toàn thực phẩm lại thành câu chuyện nhức nhối và được quan tâm như thời gian này. Vẫn biết, vào dịp gần tết nhu cầu tiêu dùng tăng - lúc cần quan tâm hơn đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, dù đây là vấn đề được coi là “biết rồi khổ lắm nói mãi”.

Lương và tiền lương luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
(Ảnh chỉ mang tính minh họa).

YBĐT - “Làm công ăn lương” - một thuật ngữ đã ăn sâu vào tiềm thức của người lao động bất kể họ hoạt động trong lĩnh vực nào, từ kinh doanh buôn bán đến nghiên cứu sáng tạo, từ ông chủ cho đến người làm thuê, từ cán bộ công chức đến những người lao động tự do...

YBĐT - Chỉ còn ít ngày nữa là đến tết Nguyên đán Quý Tỵ. Để 6 vạn người có công, có 55.719 hộ nghèo và 10.133 hộ cận nghèo toàn tỉnh có một cái tết vui vẻ, đầm ấm là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và sự chung tay của toàn xã hội.

Tết Nguyên đán Quý Tỵ đang đến gần nhưng không khí chưa sôi động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục