Phòng, chống bệnh dại: Cần quyết liệt hơn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/5/2014 | 8:46:36 AM

YBĐT - Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Yên Bái có 1.642 trường hợp phơi nhiễm do chó nghi dại cắn. Trong đó: thành phố Yên Bái 102 ca, thị xã Nghĩa Lộ 112 ca, huyện Trấn Yên 108 ca, Văn Yên 232 ca, Lục Yên 335 ca, Yên Bình 122 ca, Văn Chấn 419 ca, Trạm Tấu 43 và Mù Cang Chải 113 ca. Có 2 ca tử vong do chó dại cắn không đi tiêm phòng ở Văn Chấn (1 trường hợp), Văn Yên (1 trường hợp).

Cán bộ thú y huyện Văn Chấn tiêm phòng dại cho đàn chó nuôi ở các hộ gia đình.
(Ảnh: Tiến Lập)
Cán bộ thú y huyện Văn Chấn tiêm phòng dại cho đàn chó nuôi ở các hộ gia đình. (Ảnh: Tiến Lập)

Nếu như năm 2012 - 2013, bệnh dại chủ yếu tập trung ở các huyện phía Tây thì nay đã lan ra cả 9/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Số người đi tiêm phòng do nghi bị chó dại cắn tăng hơn so với cùng kỳ năm trước và đã có 2 trường hợp tử vong do bệnh dại. Mặc dù, công tác phòng chống bệnh dại đã được tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, nhất là ngành chức năng cùng vào cuộc nhưng bệnh dại vẫn diễn biến phức tạp...
 
Người dân còn thờ ơ

Năm 2013, huyện Văn Chấn có 5 người tử vong do chó dại cắn, chủ yếu vì không đi tiêm phòng và lại tìm đến các “lang băm” hoặc tâm lý chủ quan, coi thường… Từ đầu năm 2014 đến nay, vụ việc đáng tiếc lại lặp lại với trường hợp của ông Sầm Văn Vân ở xã Sơn A. Ông Vân bị chó cắn khi đi chơi tết. Giấu gia đình đến khi lên cơn dại, người nhà gặng hỏi, ông Vân mới chịu kể. Gia đình tá hỏa đưa ông đi bệnh viện cấp cứu nhưng đã quá muộn.

Bác sỹ Hoàng Văn Hải - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn cho biết: “Với một huyện có địa bàn rộng như Văn Chấn thì công tác dự phòng có vai trò rất quan trọng. Ngay từ đầu năm, chúng tôi đã chủ động tham mưu cho UBND huyện, chỉ đạo các ban, ngành, các địa phương tập trung xuống các xã rà soát các hộ gia đình nuôi chó, yêu cầu người dân ký cam kết thực hiện nuôi nhốt, tiêm phòng cho đàn chó và khi bị chó nghi dại cắn bắt buộc phải đến các điểm tiêm phòng. Nhưng đối với trường hợp của ông Vân đến gia đình cũng không biết và chỉ đến khi tử vong, thì…”.

Thương tâm nhưng cũng thật đáng trách là trường hợp của ông Đặng Văn Chế ở thôn 1, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên. Ông Chế bị chó dại cắn ngày 20/3/2014 và đến ngày 19/4/2014 thì tử vong. Khác với ông Vân, khi ông Chế bị chó dại cắn ai cũng biết nhưng ông lại chọn cho mình cách chữa dại là tìm đến thầy lang ở xã Xuân Ái cùng huyện. Ông Chế là người thứ 5 bị con chó này cắn nên đây là một trường hợp hoàn toàn có thể bị phơi nhiễm dại.

 

Cán bộ y tế tiêm phòng dại cho người bị chó cắn.

Trung tâm Y tế huyện cử cán bộ xuống phối hợp với trạm y tế, chính quyền địa phương đến nhà yêu cầu, vận động ông đi tiêm phòng dại. Ông Chế đã đồng ý và ký vào biên bản cam kết sẽ đi. Song cứ lần nữa hết lần thứ nhất, đến lần hai rồi lần ba, ông  Chế không đi tiêm phòng mà sang Xuân ái bốc thuốc nam để chữa trị. Chưa đầy một tháng sau khi bị chó dại cắn, ông Chế đã tử vong.

Hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là đồng bào vùng cao, vùng sâu chưa cao, coi thường tính mạng bản thân. Người bị chó dại cắn hoàn toàn được chữa khỏi nếu họ được tuyên truyền sâu rộng, hiểu được sự nguy hiểm tới tính mạng và chủ động đi tiêm vắc xin phòng dại. Với các hộ gia đình nuôi chó ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, chó thường được thả rông rất khó quản lý, nhiều chủ hộ nuôi chó chưa thực sự hợp tác với cán bộ thú y và đồng bào còn thờ ơ, chủ quan trong nuôi, nhốt chó của gia đình…

Trách nhiệm thuộc về ai?

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Yên Bái có 1.642 trường hợp phơi nhiễm do chó nghi dại cắn. Trong đó: thành phố Yên Bái 102 ca, thị xã Nghĩa Lộ 112 ca, huyện Trấn Yên 108 ca, Văn Yên 232 ca, Lục Yên 335 ca, Yên Bình 122 ca, Văn Chấn 419 ca, Trạm Tấu 43 và Mù Cang Chải 113 ca. Có 2 ca tử vong do chó dại cắn không đi tiêm phòng ở Văn Chấn (1 trường hợp), Văn Yên (1 trường hợp).

Bác sỹ Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: “Số người bị phơi nhiễm do chó nghi dại cắn từ đầu năm 2014 đến nay có giảm so với cùng kỳ năm 2013 nhưng diễn biến của bệnh dại rất phức tạp và nguy hiểm. Đặc biệt, thời điểm nắng nóng và thời tiết diễn biến bất thường là nguy cơ tiềm ẩn bệnh dại trên đàn chó. Chỉ khi nào tiêm phòng vắc xin triệt để trên đàn chó thì sẽ không còn người tử vong vì bệnh dại”.

Với công tác phòng bệnh dại trên đàn chó, qua cán bộ trạm thú y các huyện: Văn Yên, Trạm Tấu, Văn Chấn từ ngày 20/3 đến ngày 13/4/2014, đã có 4 con chó bị bệnh dại cắn 7 người. Chi cục Thú y tỉnh đã chỉ đạo các trạm thú y cơ sở, đề nghị UBND các huyện chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai các biện pháp phòng chống bệnh dại trên động vật và tập trung tiêm phòng cho đàn chó. Năm 2013, đàn chó trên địa bàn đã có trên 60% được tiêm phòng vắc xin và từ đầu năm 2014 đến nay, Chi cục Thú y tỉnh tiếp tục cấp gần 73 nghìn liều vắc xin phòng dại cho các huyện tiêm phòng định kỳ và tiêm chống dịch trên 43 nghìn liều, dự kiến kết thúc vào ngày 15/5/2014.

 

Người dân cần chủ động đưa các trường hợp bị chó nghi dại cắn đến các điểm tiêm phòng.

Ông Đặng Bình Nguyên - Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết: “Khó khăn nhất hiện nay đối với công tác tiêm phòng dại trên đàn chó là đội ngũ thú y viên cơ sở quá mỏng (mỗi xã chỉ có 1 thú y viên có trợ cấp). Dụng cụ bảo hộ cũng như các phương tiện hoạt động của thú y viên thiếu. Đã có nhiều trường hợp bị phơi nhiễm khi làm nhiệm vụ”.

Năm 2013, mới chỉ có trên 60% chó được tiêm phòng, 4 tháng đầu năm 2014, tiêm được hơn 42 nghìn liều và dự kiến hết năm 2014 sẽ là trên 80 nghìn liều, đạt trên 50% tổng đàn chó hiện nay của tỉnh. Như vậy, số chó chưa được tiêm phòng dại rất lớn và đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh dại ở người.

Ông Nguyên cho biết thêm: “Vắc xin phòng dại hàng năm không thiếu, chỉ cần các địa phương có nhu cầu là chúng tôi đáp ứng đủ. Người dân sẽ không bị phơi nhiễm dại nếu như đàn chó được tiêm phòng triệt để. Chúng tôi rất cần sự hợp tác của các ban, ngành, đoàn thể các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương, người dân và sự hỗ trợ tốt hơn về nhân lực đối với thú y viên cơ sở…”.

Cần những biện pháp quyết liệt

Liệu các ngành chức năng, cấp chính quyền địa phương đã thực sự cùng vào cuộc quyết liệt hay chưa? Câu trả lời là đã có nhưng cần phải quyết liệt hơn nữa. Trong thời gian vừa qua, tỉnh đã chỉ đạo sát sao các ngành chức năng, các địa phương chủ động tuyên truyền, hướng dẫn người dân khi bị chó nghi dại cắn bằng mọi biện pháp phải đưa người bị phơi nhiễm dại đến các điểm tiêm phòng, hàng loạt chính sách hỗ trợ vắc xin, mở thêm các điểm tiêm phòng dại, áp dụng chính sách miễn phí 100% tiêm phòng dại cho người nghèo… song kết quả lại chưa như mong muốn.

Phòng, chống bệnh dại là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nên công tác tiêm phòng cho đàn chó, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để người dân, nhất là đồng bào vùng cao hiểu được sự nguy hiểm của bệnh dại và khi bị chó nghi dại cắn phải ngay lập tức đến các điểm tiêm phòng là rất cấp thiết. Rất mong các ngành chức năng, các cấp chính quyền địa phương có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất các giải pháp kịp thời kìm chế, đẩy lùi bệnh dại; cần xử phạt nghiêm các chủ hộ nuôi chó không tuân theo các quy định, có thể cưỡng chế những trường hợp bị chó dại cắn nhưng không đi tiêm phòng, rà soát, triển khai tiêm phòng dại cho đàn chó đạt hiệu quả…

Thời gian qua, Trạm Thú y thị xã Nghĩa Lộ phối hợp với UBND 7 xã, phường đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng chống bệnh dại, đồng thời rà soát, thống kê số lượng đàn chó trên địa bàn để tổ chức tiêm phòng đạt kết quả cao. Đến trung tuần tháng 5/2014, thị xã đã hoàn thành tiêm phòng bệnh dại cho 3.000 con chó, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Trong đó: các địa phương như: phường Tân An, xã Nghĩa Lợi, Nghĩa An… là những đơn vị thực hiện tốt. Tuy nhiên, nhận thức về bệnh dại của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Chính quyền địa phương đang đề nghị thị xã có chế tài xử lý cụ thể đối với những hộ chống đối để nâng cao hiệu quả công tác tiêm phòng, góp phần ngăn ngừa bệnh dại phát sinh.

Thùy Hương (Đài TT-TH thị xã Nghĩa Lộ)

Ngọc Sơn 

Các tin khác
Cần có thêm nhiều triển lãm như thế này để thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc. Trong ảnh: Các chiến sĩ Điện Biên cùng các cháu thiếu nhi xem Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến thắng Điện Biên Phủ” tại thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: Thanh Chi)

YBĐT - Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố Lịch sử không có trong danh sách các môn thi bắt buộc của kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm nay thì nhiều người đã chua xót nói rằng lịch sử chính thức bị bỏ rơi. Thực tế, con số đăng kí thi môn này của học sinh rất thấp đã cho thấy phần nào nhận định ấy.

Kiểm tra công tác xử lý chất thải rắn tại Bệnh viện Giao thông Vận tải Yên Bái.

YBĐT - Gây ô nhiễm môi trường nhất hiện nay ở Yên Bái phải kể đến 8 nhà máy sản xuất giấy. Tại các nhà máy này, nguyên liệu sử dụng là tre, vầu, nứa với các loại hóa chất sử dụng gồm: NaOH, phèn, sắt Sulfat, Axit Sulfuric, PAM, PAC và lượng nước sử dụng tùy theo công suất thiết kế của từng nhà máy.

Các bệnh nhân chờ đến lượt uống Methadone ở cơ sở điều trị tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

YBĐT - Hơn 8 tháng qua, ngày nào cũng vậy, đúng 7 giờ 30 phút (kể cả thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ, tết…), các cán bộ y, bác sỹ của Cơ sở điều trị (CSĐT) nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh lại mở cửa đón hàng trăm bệnh nhân (BN) nghiện các chất dạng thuốc phiện đến điều trị thay thế bằng Methadone.

YBĐT - Trong những ngày tháng 5 lịch sử này, cả nước hướng về Điện Biên, chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/52014), hòa chung trong niềm vui hân hoan ấy và những ký ức về chiến thắng Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu" vẫn còn in đậm trong ký ức của người lính Điện Biên năm xưa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục