Sự nghiệp y tế - một chặng đường phát triển

Bài 1: Mọi nguồn lực cho cơ sở vật chất

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/5/2015 | 8:22:12 AM

YênBái - YBĐT - Với 8/33 chỉ tiêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ tỉnh, đến hết năm 2014, đã có 7 chỉ tiêu ngành y tế đã vượt và 1 chỉ tiêu đạt kế hoạch. Rõ nét nhất là những kết quả trong đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

Cán bộ Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ thực hiện kỹ thuật chụp CT - Scanner cho bệnh nhân.
Cán bộ Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ thực hiện kỹ thuật chụp CT - Scanner cho bệnh nhân.

Cùng với các ngành, địa phương trong tỉnh, nhiệm kỳ 2010 - 2015, ngành y tế Yên Bái đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, nhằm hoàn thiện hệ thống y tế phù hợp với điều kiện của tỉnh. Xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) y tế phục vụ tốt nhất nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân trong tình hình mới là một trong những nội dung được ngành y tế xác định đặc biệt quan trọng.

Giai đoạn 2005 - 2010, CSVC, trang thiết bị (TTB) y tế của toàn bộ hệ thống y tế Yên Bái đều chưa thực sự đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) đều đã xuống cấp, thiếu phòng làm việc, phòng điều trị, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, nhất là các phương tiện chuyên môn kỹ thuật cao, sinh hóa, huyết học, các xét nghiệm kỹ thuật cao... Các đơn vị y tế hệ dự phòng và các đơn vị sự nghiệp khác cơ bản đáp ứng về CSVC nhưng còn thiếu nhiều các TTB phục vụ công tác chuyên môn. Các trạm y tế cơ sở cũng không nằm ngoài khó khăn chung bởi hầu hết các trạm được xây dựng theo quy mô của công trình xã trắng hoặc tùy theo nguồn vốn để thiết kế. Do đó, không đáp ứng quy mô chuẩn về y tế xã.

Bác sỹ Giàng A Sình - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải cho biết: “Ngày ấy, CSVC, TTB KCB ở đây rất hạn chế và thiếu thốn, nhà trạm thì xập xệ… thành thử nhiều lúc anh em cũng nản nên ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào”.

Bên cạnh đó, một số cơ sở nhà trạm mới được xây dựng nhưng từ các nguồn vốn đầu tư khác nhau không thống nhất về thiết kế, thiếu công trình phụ trợ, thiếu phòng làm việc. Số trạm y tế được xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa chủ yếu là nhà kỹ thuật chuyên môn. Đối với các xã vùng cao được xây dựng theo chương trình xóa xã trắng hầu hết là nhà gỗ, chật chội, thiếu phòng làm việc, không có nhà ở, cán bộ được tăng cường từ nơi khác đến không có chỗ ở phải ở tại trạm.

Một số trạm thuộc thị trấn, thị xã, thành phố không đủ diện tích mặt bằng để xây dựng theo chuẩn, chưa có hàng rào bảo vệ, chưa có cổng và biển tên trạm hoặc có nhà trạm nhưng xuống cấp, chật hẹp, thời gian sử dụng đã trên 10 năm... Đa số các trạm mới chỉ được trang bị thiết bị y tế cơ bản để thực hiện khám, điều trị bệnh nhân và các TTB cấp cứu ban đầu như: khám và điều trị sản phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình, đỡ đẻ và cấp cứu sơ sinh... Dụng cụ khám chuyên khoa cơ bản như: mắt, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, kể cả một số phòng khám đa khoa khu vực có lồng ghép với trạm y tế hầu hết đều không có.

Bác sỹ Lường Văn Hom - Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Trước những khó khăn trên, ngành y tế đã chủ động lập dự thảo đề án đầu tư thiết bị nâng cao chất lượng KCB cho Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, BVĐK khu vực Nghĩa Lộ, Đề án nâng cấp CSVC y tế tỉnh, huyện giai đoạn 2005 - 2010 trình Bộ Y tế và Chính phủ phê duyệt”.

Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của một tỉnh miền núi, rất nhiều các chương trình, đề án được triển khai như: Đề án cải tạo, nâng cấp tổng thể BVĐK tỉnh, Đề án nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện khu vực giai đoạn 2005 - 2008, Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt (nay là Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp BVĐK huyện và BVĐK liên huyện sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn khác giai đoạn 2008 - 2010); triển khai Quyết định số 378/QĐ-UBND ngày 19/9/2006 phê duyệt Đề án “Nâng cấp bệnh viện huyện và BVĐK khu vực tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2005 - 2009”, Đề án thực hiện chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2005 - 2010… và nhiều dự án đầu tư nâng cấp về CSVC và TTB cho các cơ sở y tế trên địa bàn…

Đặc biệt, giai đoạn 2010 - 2015, ngành y tế tiếp tục triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt, đồng thời lập các dự án, đề án vận động các nguồn kinh phí để đầu tư, nâng cấp cho các đơn vị y tế trên địa bàn như: Dự án cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền, Dự án cải thiện hệ thống y tế cơ sở tỉnh Yên Bái…

Đến nay, các cơ sở y tế hệ dự phòng hầu hết đã được đầu tư, nâng cấp cả về CSVC và TTB, đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ chuyên môn và chuyên sâu như: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đạt chuẩn quốc gia y tế dự phòng tuyến tỉnh. Bác sỹ Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: “Việc Trung tâm đạt chuẩn quốc gia về y tế dự phòng tuyến tỉnh đã góp phần đưa Yên Bái là một trong số ít tỉnh áp dụng các kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật sinh học phân tử PCR vào công tác chẩn đoán và phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn như: tiêu chảy cấp, cúm A/H5N1… Phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025 về xét nghiệm nước và vệ sinh an toàn thực phẩm với tổng số 40 chỉ tiêu được công nhận là một thành công lớn trong những năm gần đây”…

Còn tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản đã thực hiện được một số kỹ thuật điều trị vô sinh, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS được công nhận đủ điều kiện công bố kết luận HIV/AIDS, Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco; Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm được công nhận đạt ISO 17025: 2005 về thí nghiệm và hiệu chuẩn trong lĩnh vực dược… Các đơn vị hệ điều trị như các BVĐK, chuyên khoa tuyến tỉnh, các bệnh viện tuyến huyện và phòng khám đa khoa khu vực đều được đầu tư xây dựng, nâng cấp bao gồm: 2 BVĐK tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa (lao và bệnh phổi, nội tiết, tâm thần, y học cổ truyền), 8 BVĐK tuyến huyện, 19 phòng khám đa khoa khu vực từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác, triển khai xây dựng BVĐK tỉnh mới quy mô 500 giường bệnh từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc.

Bác sỹ Vàng A Sàng - Giám đốc BVĐK tỉnh cho biết: “Việc đầu tư, nâng cấp CSVC, TTB KCB đã góp phần không nhỏ trong nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn và kỹ thuật chuyên sâu như: chụp cắt lớp vi tính, phẫu thuật nội soi ổ bụng, phẫu thuật nội soi tai - mũi - họng, phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco. Đến hết năm 2014, BVĐK tỉnh đã triển khai 212 kỹ thuật vượt tuyến theo quy định của Bộ Y tế…”.

Đối với các trạm y tế xã, đến hết ngày 31/12/2014, 180/180 xã, phường, thị trấn có trạm y tế hoạt động. Trong đó, giai đoạn 2010 - 2015, có 42 trạm y tế được đầu tư xây dựng, nâng cấp về CSVC (17 trạm y tế xã, phường, thị trấn được đầu tư xây dựng mới về CSVC và TTB từ nguồn vốn Dự án xây dựng và nâng cấp các trạm y tế cơ sở (AP), 8 trạm y tế được xây dựng mới từ các nguồn vốn khác (2 trạm do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tài trợ, 3 trạm từ ngân sách thành phố và liên kết tài trợ, 3 trạm từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 17 trạm được xây dựng và cải tạo công trình vệ sinh, cấp nước sạch).

Hiện nay, ngành y tế đang tiếp tục triển khai thực hiện Dự án giai đoạn II để đầu tư xây dựng, nâng cấp cho 22 trạm y tế xã (14 trạm do AP tài trợ, 8 trạm từ ngân sách tỉnh) với kinh phí trên 62 tỷ đồng; mua sắm bổ sung trang thiết bị văn phòng cho 19 trạm y tế của 8 huyện từ nguồn ngân sách của tỉnh hỗ trợ thực hiện Đề án với tổng kinh phí gần 252 triệu đồng, cung cấp trang thiết bị từ nguồn vốn EU do Bộ Y tế cấp cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh với kinh phí trên 7,5 tỷ đồng...

Đồng chí Lường Văn Hom cho biết thêm: “Bên cạnh những kết quả đạt được việc triển khai xây dựng CSVC, TTB KCB tại một số cơ sở vẫn gặp phải khó khăn do nguồn vốn đầu tư cho xây dựng, nâng cấp còn hạn chế”. Việc đầu tư tại một số cơ sở còn thiếu đồng bộ, vẫn còn 3 bệnh viện tuyến huyện và 7 phòng khám đa khoa khu vực mới được đầu tư nâng cấp một phần về CSVC. Hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và 19 phòng khám đa khoa khu vực thiếu trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn KCB theo phân tuyến, 7/15 bệnh viện chưa có hệ thống công nghệ thông tin hoàn thiện và phần mềm quản lý bệnh viện, 5/15 bệnh viện và 19 phòng khám đa khoa khu vực chưa có hệ thống xử lý chất thải (trong đó Bệnh viện Y học cổ truyền đã có dự án được phê duyệt). Toàn tỉnh hiện còn 132 trạm y tế tuyến xã chưa đáp ứng về CSVC và TTB theo tiêu chí quốc gia về y tế xã, 9/9 trung tâm y tế tuyến huyện chưa có nhà điều hành các chương trình y tế và thiếu TTB phục vụ công tác chuyên môn về y tế dự phòng…

Để tiếp tục củng cố, xây dựng CSVC, TTB và nâng cao chất lượng KCB, trong giai đoạn 2015 - 2020, ngành y tế sẽ tập trung củng cố và hoàn thiện tổ chức mạng lưới y tế, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở theo hướng sắp xếp lại, củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, thực hiện các tiêu chí quốc gia về y tế xã, y tế thôn, bản; triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã được phê duyệt như: Dự án cải tạo, nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện và liên huyện, Dự án xây dựng BVĐK tỉnh 500 giường vốn ODA Chính phủ Hàn Quốc, Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Dự án mua sắm bổ sung trang thiết bị cho BVĐK khu vực Nghĩa Lộ, 5 BVĐK tuyến huyện và 14 phòng khám đa khoa khu vực, Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế cho khối điều trị thuộc Trung tâm Y tế huyện Lục Yên và 10 phòng khám đa khoa khu vực, Dự án AP giai đoạn II, Dự án Đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ và các dự án khác theo kế hoạch; lập các dự án đầu tư để vận động các nguồn vốn xây dựng nâng cấp trung tâm y tế dự phòng tỉnh, các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, các trung tâm y tế tuyến huyện và các trạm y tế xã, phường, thị trấn…

 Thành Trung - Ngọc Sơn

Bài 2: Tập trung giải bài toán nhân lực

Các tin khác
Một chuyến đò xuất phát từ bến đò Chăn Nuôi, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên.

YBĐT - Ngày 8/5/2012, UBND xã Xuân Ái đã ban hành Quyết định số 18/QĐ-UBND thành lập Tổ tự quản về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa bến đò thôn Chăn Nuôi. Tổ tự quản có 6 thành viên, do Trưởng thôn làm Tổ trưởng, Tổ phó là chủ đò, các thành viên gồm: công an viên, Trưởng ban Công tác Mặt trận, Thôn đội trưởng và thuyền viên.

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn kiểm tra giống lúa Séng Cù trồng tại thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ.

YBĐT - Những năm qua, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có những bước đi vững chắc, trong đó lựa chọn giải pháp sản xuất nông nghiệp chất lượng cao làm trọng tâm nhằm nâng giá trị kinh tế trên diện tích canh tác, gắn với chuyển dịch cơ cấu mùa vụ thích hợp cho từng vùng miền.

Tỷ lệ bé trai hiện nay cao hơn so với bé gái.
Ảnh: Cô và trò Trường mầm non xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trong giờ học. (Ảnh: Hồng Duyên)

YBĐT - Những năm gần đây, cũng như nhiều tỉnh, thành khác, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh Yên Bái đã đến mức báo động. Vậy, tình trạng này hiện như thế nào ? Đâu là nguyên nhân và giải pháp nào nhằm khống chế và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh?

Người dân xã Yên Thái nhận vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội.

YBĐT - Tín dụng chính sách là kênh tín dụng đặc biệt, là nguồn vốn của Chính phủ cho người dân vay để thoát nghèo, giúp bà con vươn lên làm giàu. Để đồng vốn chính sách phát huy hiệu quả, cần có trách nhiệm rất cao của ngân hàng, chính quyền, các hội, đoàn thể và mỗi người dân. Kinh nghiệm rút ra trong thực hiện mô hình xã điểm tín dụng chính sách ở xã Yên Thái, huyện Văn Yê

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục