Sự nghiệp y tế - một chặng đường phát triển

Bài 2: Tập trung giải bài toán nhân lực

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/5/2015 | 9:15:59 AM

YênBái - YBĐT - Khó khăn của ngành y tế Yên Bái không chỉ gói gọn ở vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh (KCB) mà đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao cũng là một bài toán rất khó và gần như chưa có lời giải.

Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo cho bệnh nhân. (Ảnh: Thành Trung)
Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo cho bệnh nhân. (Ảnh: Thành Trung)

>> Bài 1: Mọi nguồn lực cho cơ sở vật chất

Trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đội ngũ thầy thuốc, nhất là những người có trình độ cao, chuyên môn sâu có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, giai đoạn 2010 - 2015, ngành y tế Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái, phối hợp với các trường đại học y, dược đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ y, bác sỹ, thực hiện các chính sách thu hút, đãi ngộ, “trải thảm đỏ” đối với đội ngũ cán bộ y tế chất lượng cao về địa phương công tác...

Được đi nhiều, nghe nhiều, chúng tôi nhận thấy, khó khăn của ngành y tế Yên Bái không chỉ gói gọn ở vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh (KCB) mà đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao cũng là một bài toán rất khó và gần như chưa có lời giải. Đơn cử, trong chuyến công tác về Trạm Y tế xã Minh Quán, huyện Trấn Yên năm 2009, Trạm trưởng Trạm Y tế xã ngày ấy - chị Lưu Thị Xuyến chia sẻ: “Đáng lẽ, thời điểm này, Trạm chúng tôi đã có một bác sỹ nhưng đồng chí ấy học xong đã chuyển công tác nên hiện nay, chúng tôi vẫn thiếu bác sỹ”.

Năm 2010, chúng tôi có dịp trao đổi với bác sỹ Đào Xuân Ngọc - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu lúc bấy giờ cho biết: “Toàn huyện mới có 60 cán bộ y tế (đạt mức tối thiểu), trong khi đó, hệ thống y tế tuyến xã mới chỉ có 1 bác sỹ. Biên chế cán bộ y tế thiếu nhiều so với Thông tư số 08 bởi một trạm y tế xã quy định phải có từ 5 cán bộ trở lên và vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn phải tương đương với 6,5 cán bộ/trạm. Đó là chưa kể đến chất lượng của cán bộ y tế xã. Trước đây, nhiều cán bộ y tế xã không có bằng cấp, huyện đã chủ động cử đi học các lớp sơ cấp từ 6 đến 8 tháng. Tuy nhiên, nhiều người trình độ văn hóa  mới chỉ đến lớp 3 và lớp 4, chưa đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Việc chẩn đoán, kê đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân tại các trạm y tế chưa hợp lý, năng lực quản lý ở các trạm cũng yếu…”.

Giai đoạn 2005 - 2010, không phải ngành y tế của tỉnh không có những chính sách hỗ trợ đào tạo, mời gọi, thu hút cán bộ y, bác sỹ về Yên Bái công tác, đặc biệt là những chính sách mời gọi hấp dẫn nếu như lên vùng cao, vùng khó khăn cống hiến. Có hai yếu tố cơ bản khiến đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu không về hoặc về nhưng rất ít và chủ yếu tập trung ở các bệnh viện, trung tâm có điều kiện tại tuyến tỉnh.

Thứ nhất, không phải họ không “sẵn lòng” về với những nơi khó khăn nhưng những nơi này cơ sở vật chất, trang thiết bị KCB thiếu thốn sẽ không phát huy được hết chuyên môn đào tạo nên không “dám thử”. Thứ hai, đào tạo một bác sỹ ngành y có trình độ, chuyên môn cao mất nhiều thời gian hơn các lĩnh vực khác, trong khi đó, ở thành phố lớn có đủ điều kiện để họ phát huy hết năng lực và những bước phát triển trong nghề lại có những chế độ đãi ngộ, mời gọi hấp dẫn nên không lý do gì đội ngũ này bỏ qua cơ hội.

 Đến tháng 12/2010, toàn tỉnh có 3.086 cán bộ; trong đó, trình độ bác sỹ 542 người (1 tiến sỹ, 2 bác sỹ chuyên khoa cấp II, 172 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 23 thạc sỹ, 344 bác sỹ). Các cơ sở điều trị, trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã thiếu bác sỹ (có 94/180 trạm y tế xã có bác sỹ, hiện, trạm y tế xã mới có 1 y sỹ hoặc bác sỹ để KCB). Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân là 7,2. Dược sỹ đại học 34 người, thiếu ở tất cả các tuyến. Tỷ lệ dược sỹ đại học/1 vạn dân là 0,45. Số cử nhân, cao đẳng điều dưỡng ở các bệnh viện rất thấp so với quy định của Bộ Y tế.

Cán bộ y tế khám, kiểm tra thị lực cho đồng bào huyện vùng cao Trạm Tấu.

Bác sỹ Lường Văn Hom - Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Trước những khó khăn về nguồn nhân lực y tế của tỉnh, ngành y tế đã xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 - 2015 với mục tiêu tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ của hệ thống y tế nhằm đưa các dịch vụ kỹ thuật y tế về gần dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người dân ở vùng cao, vùng khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng”.

Đồng thời, ngành y tế chủ động tham mưu cho UBND tỉnh mời gọi các nhà đầu tư hỗ trợ như: Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng, Dự án tăng cường hệ thống y tế tuyến tỉnh giai đoạn II (GIZ), Dự án tăng cường dịch vụ KCB tại các tỉnh Tây Bắc (JICA), Dự án nhân rộng mô hình chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình tới bệnh viện tại Việt Nam (HHCC). UBND tỉnh ban hành các chính sách về thu hút đào tạo cán bộ như: Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 8/11/2011 về phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015, Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 1/10/2013 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 8/11/2011 của UBND tỉnh, Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 ban hành quy định chính cách thu hút, đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, hỗ trợ đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014 - 2016...

Những chính sách đào tạo cán bộ, thu hút nguồn nhân lực y tế, mời gọi các dự án trong nước, quốc tế tham gia hỗ trợ phát triển y tế Yên Bái giai đoạn 2010 - 2015 đã góp phần giúp ngành y tế Yên Bái củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Đến hết năm 2014, toàn ngành có 3.255 cán bộ; trong đó, trình độ bác sỹ 610 người (1 tiến sỹ, 20 bác sỹ chuyên khoa cấp II, 174 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 23 thạc sỹ, 393 bác sỹ). Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân đạt 7,78; dược sỹ đại học 66 người (1 dược sỹ chuyên khoa cấp II, 1 thạc sỹ, 6 dược sỹ chuyên khoa cấp I, 58 dược sỹ đại học). Tỷ lệ dược sỹ đại học/1 vạn dân đạt 0,45; điều dưỡng 850 người (1 chuyên khoa I, 94 đại học, 24 cao đẳng, 639 trung học...), 696 y sỹ, 388 nữ hộ sinh (12 đại học, 12 cao đẳng, 364 trung học); 161 kỹ thuật viên (10 đại học, 11 cao đẳng, 140 trung học), 17 đại học y tế công cộng.

Số xã có bác sỹ là 11/180, số xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi là 174. Đối với công tác đào tạo cán bộ, từ năm 2010 đến nay, ngành y tế đã và đang đào tạo 3 tiến sỹ, 10 bác sỹ chuyên khoa II, 8 thạc sỹ, 122 bác sỹ chuyên khoa I và dược sỹ chuyên khoa I, 10 chuyên khoa định hướng, 179 cán bộ được đào tạo nâng cao trên 3 tháng, đào tạo 539 nhân viên y tế thôn, bản, 76 bác sỹ hệ liên thông, 24 dược sỹ đại học hệ liên thông, 70 đại học điều dưỡng, 12 đại học điều dưỡng chuyên ngành phụ sản, 18 cử nhân y tế công cộng và tích cực đào tạo chuyên khoa sâu, cầm tay chỉ việc, chuyển giao kỹ thuật...

Qua đó, công tác đào tạo cán bộ được quan tâm đúng mức, chất lượng cán bộ ngày càng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu KCB cho nhân dân. Về thu hút nguồn nhân lực, từ năm 1994 đến năm 2011, không có dược sỹ đại học chính quy về tỉnh công tác. Từ khi có chính sách thu hút của tỉnh, ngành y tế đã thu hút 20 dược sỹ đại học hệ chính quy và 46 bác sỹ hệ chính quy về công tác.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, ngoài xây dựng, củng cố mạng lưới cơ sở vật chất, trang thiết bị KCB, công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cho ngành y tế có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, thời gian tới, ngành y tế Yên Bái cần chủ động triển khai hiện có hiệu quả các nội dung của Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của UBND tỉnh ban hành quy định chính sách thu hút, đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, hỗ trợ đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014 - 2016; đào tạo nguồn nhân lực cho ngành theo kế hoạch đến 2020, tăng cường liên kết đào tạo đại học và sau đại học tại địa phương, mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo mới, đào tạo lại, thực hiện dự án đào tạo cán bộ, luân chuyển cán bộ đồng thời giải quyết tốt chính sách, chế độ cho cán bộ y tế đã được Nhà nước ban hành; đẩy mạnh tham mưu cho UBND tỉnh cử con em đồng bào dân tộc thiểu số nhất là hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải đi học hệ cử tuyển, tuyên truyền vận động các bác sỹ, dược sỹ về công tác tại hai huyện vùng cao, chú trọng công tác đào tạo cán bộ tại chỗ, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo đại học và sau đại học; tăng cường năng lực đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái về cơ sở vật chất và trang thiết bị, bố trí đủ cán bộ có trình độ sau đại học, bảo đảm cơ cấu cán bộ và các chuyên khoa, chuyên ngành đào tạo theo quy định; tập trung nâng cao chất lượng KCB ở tất cả các tuyến bằng cách tăng cường công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến, đặc biệt ưu tiên cho 2 bệnh viện tuyến tỉnh là Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ. Song trước tiên, ngành cần tận dụng tối đa sự hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức đối với các bệnh viện tuyến tỉnh hỗ trợ...

Thành Trung - Ngọc Sơn

Các tin khác
Nông dân xã Việt Thành cho tằm ăn.
(Ảnh: Thu Trang)

YBĐT - Mấy lần ngược xuôi trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Lai, đã thấy vùng đất chạy dài bên bờ sông Hồng ở huyện Trấn Yên, những bãi dâu xanh mướt mát xen lẫn với màu vàng xơ xác của đám ngô cuối vụ và những ruộng mía trổ cờ như những bờ lau. Bẵng đi một thời gian, cũng trên chuyến tàu ngược Trái Hút lại thấy những bãi dâu tằm như mới tràn ra lấn mất cái màu vàng quen t

Cán bộ Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ thực hiện kỹ thuật chụp CT - Scanner cho bệnh nhân.

YBĐT - Với 8/33 chỉ tiêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ tỉnh, đến hết năm 2014, đã có 7 chỉ tiêu ngành y tế đã vượt và 1 chỉ tiêu đạt kế hoạch. Rõ nét nhất là những kết quả trong đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

Một chuyến đò xuất phát từ bến đò Chăn Nuôi, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên.

YBĐT - Ngày 8/5/2012, UBND xã Xuân Ái đã ban hành Quyết định số 18/QĐ-UBND thành lập Tổ tự quản về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa bến đò thôn Chăn Nuôi. Tổ tự quản có 6 thành viên, do Trưởng thôn làm Tổ trưởng, Tổ phó là chủ đò, các thành viên gồm: công an viên, Trưởng ban Công tác Mặt trận, Thôn đội trưởng và thuyền viên.

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn kiểm tra giống lúa Séng Cù trồng tại thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ.

YBĐT - Những năm qua, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có những bước đi vững chắc, trong đó lựa chọn giải pháp sản xuất nông nghiệp chất lượng cao làm trọng tâm nhằm nâng giá trị kinh tế trên diện tích canh tác, gắn với chuyển dịch cơ cấu mùa vụ thích hợp cho từng vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục