Yên Bái - Bước chuyển mạnh mẽ của giáo dục và đào tạo từ một đề án - Bài 2: Tất cả vì học sinh thân yêu

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/9/2020 | 2:02:09 PM

YênBái - Năm 2016 - năm đầu thực hiện Đề án cũng là năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết 39 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Không phải ngẫu nhiên mà Tỉnh ủy lại chọn lĩnh vực giáo dục là ngành đầu tiên thực hiện.

Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc tại huyện Văn Chấn về việc triển khai thực hiện Đề án.
Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc tại huyện Văn Chấn về việc triển khai thực hiện Đề án.


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém. Không có đội ngũ cán bộ tốt thì dù có đường lối chính sách đúng cũng khó có thể biến thành hiện thực được”.

Soi vào câu chuyện của Đề án, đúng từ tư tưởng cho tới cá nhân, nhất là khi sắp xếp đội ngũ, có những điều chuyển, có cán bộ quản lý sang làm giáo viên, có giáo viên dạy cấp 2 sang dạy cấp 1, cấp 1 sang dạy mầm non... Sau tất cả là lòng yêu nghề vì một mục tiêu chung, mang lại hạnh phúc cho những lứa học trò và mang lại hạnh phúc cho những người làm công tác giáo dục như một thầy giáo đã nói: "Có những vất vả, nhưng vất vả ban đầu sẽ là niềm hạnh phúc về sau”. 

Hạnh phúc của người giáo viên

Cô giáo Nguyễn Thị Lê Na là một trong 4 giáo viên của Trường PTDTBT TH&THCS Đại Sơn, huyện Văn Yên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2019 - 2020. Và câu chuyện luân chuyển của cô càng khiến cho mọi người phải cảm phục. Bởi cô Na đã có 13 năm làm công tác quản lý với chức danh Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Sơn. 

Năm 2016, thực hiện Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông tại huyện Văn Yên, sáp nhập Trường Tiểu học Đại Sơn và Trường THCS Đại Sơn thành Trường PTDTBT TH&THCS Đại Sơn thì cô trở lại làm giáo viên. 

Bản thân cô từ khi ra trường rất yêu nghề, yêu trẻ và say sưa với công tác chuyên môn nên cô bắt nhập trở lại với công việc giáo viên rất nhanh chóng. 

Cô Na chia sẻ: "Trở lại làm giáo viên, tôi đã tích cực cập nhật, học hỏi bạn bè đồng nghiệp, chủ động nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu các video giảng dạy trên các chương trình, các diễn đàn giáo dục tiểu học, từ đó vận dụng vào các tiết giảng của mình. Học trò hiểu bài, yêu trường, yêu lớp, ham mê học tập, đó là hạnh phúc nhất của người giáo viên”. 

Khi được hỏi cô có băn khoăn gì không khi Đề án đã tác động trực tiếp tới vị trí, thu nhập, quyền lợi cá nhân của mình, cô không chút suy nghĩ: "Tôi không hề băn khoăn, bởi tôi yêu nghề, yêu công việc, yêu những học trò”. 



Cô giáo Nguyễn Thị Lê Na đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2019 - 2020.

Động lực của cô cũng như rất nhiều các thầy cô giáo vì thực hiện Đề án mà điều chuyển như cô Na đó chính là lòng yêu nghề, không quản ngại khó khăn, không tính đếm hy sinh miễn là học trò được học trong những ngôi trường mơ ước để thực hiện ước mơ của mình thì đó là niềm hạnh phúc của các thầy cô. 

Trong quá trình thực hiện Đề án, ngay từ khi xây dựng, một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất là sắp xếp đội ngũ. Các địa phương vận dụng linh hoạt, xây dựng phương án với những tiêu chí cụ thể, quy trình làm việc khoa học, bước làm thận trọng. Trong đó, quan tâm đến công tác tuyên truyền, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ, giáo viên. 

Ông Lưu Quang Lợi - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Văn Yên chia sẻ: Thực hiện Đề án, huyện bổ nhiệm 24 hiệu trưởng làm hiệu phó, miễn nhiệm 35 hiệu phó làm giáo viên, 1 hiệu trưởng trường THCS làm giáo viên; sắp xếp lại 53 giáo viên từ đơn vị thừa sang đơn vị thiếu; phân công 16 giáo viên THCS dôi dư làm công tác thư viện, thiết bị và công tác quản sinh để chờ thay thế số giáo viên nghỉ chế độ. 

Sau khi được tuyên truyền, hầu hết cán bộ, giáo viên đều nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục chung. Nhiều cán bộ giáo viên, nhân viên đã tự nguyện chuyển vị trí việc làm, tại vị trí mới họ đều tích cực rèn luyện không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ. 

Cho đến thời điểm này, cả 7 giáo viên của nhà trường đã trở lại giảng dạy, bởi quy mô của nhà trường ngày càng mở rộng, số lượng học sinh tăng thêm theo đúng lộ trình của Đề án từ những ngày đầu xây dựng. Trong số gần 1.000 giáo viên, nhân viên dôi dư sau sắp xếp không ai bị mất việc làm, không ai bị mất thu nhập và ai cũng được đề đạt những nguyện vọng của mình. 

Đề án đã góp phần thu gọn đầu mối, khắc phục dứt điểm tình trạng nhiều cơ sở trường học trên cùng một địa bàn có quy mô quá nhỏ, gây lãng phí về bộ máy biên chế, quản lý cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị; bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ công chức, viên chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khi thực hiện Đề án đã giảm 130 trường và tăng số học sinh/ lớp giúp giảm nhu cầu 1.985 người làm việc (277 cán bộ quản lý, 1.327 giáo viên, 381 nhân viên); góp phần giảm áp lực về nhu cầu tuyển dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tiết kiệm kinh phí. 








Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Văn Chấn chia sẻ: Trên tinh thần tư tưởng chỉ đạo là phải đảm bảo tính nhân văn, cách làm linh hoạt hiệu quả, trong quá trình thực hiện chúng tôi nắm chắc tư tưởng tình cảm của giáo viên, đến với họ bằng tình cảm và giúp họ có nhận thức đúng đắn về Đề án này, để họ phát huy lòng yêu nghề, gắn bó với trường, với lớp, chứ không thể áp xuống là phải thay đổi chỗ này, chỗ kia. 

"Mỗi giáo viên, nhân viên đều được đề đạt nguyện vọng của bản thân. Đến nay, tâm tư của đội ngũ giáo viên nhân viên sắp xếp đều ổn định, không có đơn thư, khiếu kiện, bỏ được tâm trạng lo lắng ban đầu, yên tâm công tác” - cô Hà nói. 

Được biết, ngành GD&ĐT tỉnh đã tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng cho số giáo viên, nhân viên này để phù hợp với nhiệm vụ mới. 3 lớp bồi dưỡng đã được tổ chức để bồi dưỡng cho nhân viên thiết bị thí nghiệm; văn thư; giáo viên mầm non, 2 lớp đào tạo lại là trung cấp thư viện và trung cấp mầm non.

Năm 2016 -  năm đầu thực hiện Đề án cũng là năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết 39 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Không phải ngẫu nhiên mà Tỉnh ủy lại chọn lĩnh vực giáo dục là ngành đầu tiên thực hiện. Bởi, đây vừa là nhiệm vụ và cũng là cơ hội để ngành giáo dục cải tổ lại bộ máy, sắp xếp lại vị trí việc làm, đảm bảo đúng người, đúng việc, tạo hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục. 

Có thể thấy, thực hiện Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 đã thực hiện thành công mục tiêu kép ấy, song vẫn đảm bảo được tính nhân văn của Đề án. Đó là nhờ có những chỉ đạo quyết liệt, là quyết tâm của ngành GD&ĐT, các địa phương để đưa ra những cách làm sáng tạo khoa học và không thể thiếu lòng yêu nghề của những người giáo viên. 

Cô giáo Nguyễn Thị Tươi - Trường Mầm non Tân Thịnh, huyện Văn Chấn: 



Về điểm chính thu nhập giảm đi một nửa, nhưng với những người tâm huyết với giáo dục thì mất đi thu nhập không phải là điều quan trọng mà các em được học trong môi trường tốt nhất mới là điều quan trọng.

Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải: 



Lúc đầu thực hiện sắp xếp, chúng tôi cũng lo lắng khi mà một bộ phận giáo viên phải chuyển cấp, tiền lương giảm. Nhưng khi được tuyên truyền, vận động, tất cả các giáo viên này đều hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa Đề án nên đều đồng thuận.

Thanh Ba 
Bài 3: Quyết tâm chính trị cao và cách làm khoa học

Tags Yên Bái giáo dục và đào tạo đề án

Các tin khác
Một giờ học của cô và trò Trường Mầm non Tân Thịnh, Văn Chấn.

5 năm sau sắp xếp lại quy mô, mạng lưới trường lớp, có thể khẳng định rằng đó không đơn thuần là sự thay đổi chỗ học, mà là giải quyết vấn đề mấu chốt trong đầu tư cho giáo dục Yên Bái, từng bước rút ngắn khoảng cách về mọi mặt giữa giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi với các vùng khác

Ngày lên nương, tối đến các học viên có mặt đầy đủ để học xóa mù chữ.

Háo hức được làm bài kiểm tra, từ chỗ chưa biết đọc, biết viết nay đã ký được tên, biết nhắn tin bằng điện thoại. Vui hơn, học để hiểu biết, nâng cao kiến thức, để xây dựng nông thôn mới. Đó là những tâm sự của các học viên đang tham gia lớp xóa mù chữ ở xã Quang Minh, huyện Văn Yên.

Anh Đỗ Quang Trọng (thứ hai, bên phải) giới thiệu mô hình trồng cam với lãnh đạo xã.

Với mong muốn tập hợp những người có cùng khát vọng, ý chí làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, tạo mối liên kết trong sản xuất và bao tiêu ổn định nông sản, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên và người nông dân trồng cam, những thanh niên thế hệ 8X ở thôn Kiến Rịa, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn đã mạnh dạn thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bình Thuận, người chịu trách nhiệm gánh vác là Đỗ Quang Trọng - Giám đốc Hợp tác xã.

Nông dân xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu sản xuất lúa hàng hóa.

Đạt được thành tựu trong công tác dân vận là sự nỗ lực, quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu. Tuy nhiên, huyện luôn xác định giữ vững và phát huy thành quả công tác dân vận cũng không kém phần nan giải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục