Yên Bái- bước chuyển mạnh mẽ của giáo dục đào tạo từ một đề án - Bài 3: Quyết tâm chính trị cao và cách làm khoa học

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/9/2020 | 8:08:59 AM

YênBái - Quyết tâm nhưng không cứng nhắc, đó là tư tưởng xuyên suốt từ tỉnh tới cơ sở, các đơn vị trường học. Quá trình triển khai có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp hơn. 5 năm thực hiện Đề án đã tạo nên đột phá cho ngành giáo dục Yên Bái.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra thực hiện Đề án tại huyện Mù Cang Chải và tặng quà cho các em học sinh.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra thực hiện Đề án tại huyện Mù Cang Chải và tặng quà cho các em học sinh.


Những kết quả mà Đề án đã đạt được là rất to lớn, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh Yên Bái trong 5 năm qua, cho thấy mục tiêu của Đề án là hoàn toàn đúng đắn đã được thực hiện với một quyết tâm chính trị cao cùng cách làm khoa học.

Quyết tâm chính trị cao

Việc chỉ đạo thực hiện chủ trương sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái là rất cần thiết, đúng đắn và phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 39 ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 19 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 

Các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện đến thôn bản vào cuộc tích cực để thực hiện Đề án đúng kế hoạch đã đề ra. Gắn với mục tiêu đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; để xây dựng giáo dục Yên Bái có sự phát triển bền vững. 

Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai đồng bộ, tạo được sự đồng thuận của xã hội, của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. 

Mặt khác, yêu cầu trong triển khai Đề án là phải đảm bảo tinh giản bộ máy, giảm đầu mối, tránh lãng phí, song cũng phải đảm bảo việc sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hợp lý, phù hợp với quy hoạch, yêu cầu phát triển. 

Do vậy, Đề án đã có được sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa nhiều cấp, ngành khác nhau. Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, công văn, hướng dẫn cho thấy sự quyết liệt trong chỉ đạo, quyết tâm trong thực hiện. Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều buổi làm việc với ngành giáo dục, các ngành thành viên, các địa phương, các đơn vị, các cơ sở giáo dục. 

Các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều đợt kiểm tra tới từng điểm trường nắm bắt tình hình thực tế, tiếp xúc với cán bộ, giáo viên để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, từ đó có những động viên, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án. 

Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải chia sẻ: "Khi nhận được sự chỉ đạo, Huyện ủy, UBND huyện đã tổ chức rất nhiều các cuộc họp với ngành GD&ĐT, các ngành thành viên, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các xã, thị trấn để thống nhất quan điểm thực hiện. Từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, thôn, bản chúng tôi quyết định thực hiện Đề án này từ cấp thôn, bản trở lên. Những ngày đầu tiên thực hiện ấy như một cuộc cách mạng giáo dục trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, nơi nào cũng là sự phấn khởi của người dân, đồng lòng, di chuyển trường, lớp từ điểm lẻ về điểm chính”.

Quyết tâm nhưng không cứng nhắc, đó là tư tưởng xuyên suốt từ tỉnh tới cơ sở, các đơn vị trường học. Do đó, trong quá trình thực hiện Đề án có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp hơn.

Cách làm khoa học, sáng tạo

Phải nói rằng, đây là một đề án lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với ngành giáo dục. 5 năm thực hiện Đề án là quá trình thử thách cam go đối với toàn  ngành. Kiên định với mục tiêu đã đề ra song phải đảm bảo quá trình thực hiện không nóng vội, hấp tấp. 

Công tác tuyên truyền, vận động đã được triển khai tích cực, hiệu quả, quán triệt quan điểm vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, từ đó, tạo ra sự đồng thuận, nhất trí cao trong phụ huynh học sinh. Công tác quy hoạch, kế hoạch sắp xếp được đảm bảo theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho trẻ đến trường. 

Trong quá trình thực hiện đã đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Có sự thống nhất cao trong tập thể, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên chủ động, tích cực để góp phần vào thành công của Đề án. 

Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Văn Chấn chia sẻ: "Chúng tôi xác định, quan điểm thực hiện Đề án thì từ trên nhưng rà soát xuất phát từ cơ sở, tôn trọng ý kiến của cơ sở, cùng với nắm bắt của mình để có sự tham mưu phù hợp nhất. Khi thực hiện Đề án, chúng tôi làm quyết liệt, phân công cán bộ lãnh đạo, cũng như công chức viên chức của Phòng phụ trách từng xã, thị trấn, từng đơn vị trường nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng giáo viên, để có những biện pháp tuyên truyền vận động phù hợp. Ngành đã phối hợp với các xã thị trấn, các cơ quan chuyên môn như: Tài chính - Kế hoạch, Nội vụ - Tổ chức tham mưu bố trí sắp xếp đội ngũ, sắp xếp nguồn lực một cách hợp lý, hiệu quả”.

Một trong những giải pháp mà ngành GD&ĐT cùng các địa phương xác định là điều kiện không thể thiếu trong thực hiện Đề án, đó là công tác xã hội hóa, góp phần giải quyết những khó khăn cho các cơ sở giáo dục nhất là ở những trường có đông học sinh bán trú. 

Cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền cơ sở, của các thôn, bản, các cấp hội khuyến học, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân và phụ huynh về chủ trương sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp. 

Từ đó nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của người dân, tạo điều kiện, khắc phục những khó khăn trước mắt để con em đến trường. Sau mỗi năm triển khai, ngành lại rà soát, đánh giá, rút kinh nghiệm. Cách làm khoa học, cẩn trọng và chắc chắn này là một trong những nhân tố góp phần cho sự thành công của Đề án. 

Ông Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở GD&ĐT khẳng định: "Đến thời điểm này có thể khẳng định Đề án đã hoàn thành các mục tiêu, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Yếu tố quyết định cho sự thành công của Đề án là quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển GD&ĐT, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết, Chương trình hành động của Tỉnh ủy và xuất phát từ thực tiễn, điều kiện cụ thể. Các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh tới cơ sở đã phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, vai trò của người đứng đầu trong việc thực hiện sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp. Qua đó đã thay đổi nhận thức, tư duy, góc nhìn về giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng và mang lại thuận lợi cho thực hiện nhiệm vụ tiếp theo”.

Vẫn còn đó những khó khăn

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện Đề án vẫn còn một số khó khăn cần giải quyết. Sau khi thực hiện điều chỉnh vẫn còn một số trường liên cấp có quy mô lớn, cơ sở vật chất độc lập giữa các cấp học, không liền kề nhau, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý. 

Phòng học, phòng ở bán trú dù đã nỗ lực đầu tư nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tăng quy mô các trường PTDTBT trong giai đoạn 2021-2025; một số trường do quỹ đất hạn hẹp dẫn đến thiếu quỹ đất để tăng gia sản xuất, rèn kỹ năng sống, có tới 14/54 trường PTDTBT không có quỹ đất trồng trọt, chăn nuôi. 

Hàng năm, các đơn vị đã tuyển dụng bổ sung giáo viên, tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn thiếu giáo viên theo định mức của Bộ GD&ĐT. Một số địa phương có tình trạng mất cân đối bộ môn ở bậc tiểu học. 

Bên cạnh đó, đa số các trường bán trú thiếu giáo viên, nhân viên theo định mức nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh bán trú. Tại các trường có học sinh bán trú còn thiếu đội ngũ nhân viên y tế và chưa có cán bộ làm công tác quản sinh nên việc quản lý học sinh còn gặp nhiều khó khăn.

Chặng đường 5 năm không quá dài, nhưng bằng việc triển khai Đề án đã tạo nên sự đột phá cho ngành giáo dục Yên Bái, bức tranh giáo dục Yên Bái trở nên tươi sáng, nhất là cơ sở giáo dục vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. 

Với việc thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế. 

Những bước đi đầu tiên tuy khó khăn, vất vả, song với mục tiêu đúng, quyết tâm chính trị cao và cách làm khoa học Yên Bái đã thành công. 

Thanh Ba

Tags Yên Bái sắp xếp trường lớp học Nghị quyết số 39

Các tin khác
Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc tại huyện Văn Chấn về việc triển khai thực hiện Đề án.

Năm 2016 - năm đầu thực hiện Đề án cũng là năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết 39 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Không phải ngẫu nhiên mà Tỉnh ủy lại chọn lĩnh vực giáo dục là ngành đầu tiên thực hiện.

Một giờ học của cô và trò Trường Mầm non Tân Thịnh, Văn Chấn.

5 năm sau sắp xếp lại quy mô, mạng lưới trường lớp, có thể khẳng định rằng đó không đơn thuần là sự thay đổi chỗ học, mà là giải quyết vấn đề mấu chốt trong đầu tư cho giáo dục Yên Bái, từng bước rút ngắn khoảng cách về mọi mặt giữa giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi với các vùng khác

Ngày lên nương, tối đến các học viên có mặt đầy đủ để học xóa mù chữ.

Háo hức được làm bài kiểm tra, từ chỗ chưa biết đọc, biết viết nay đã ký được tên, biết nhắn tin bằng điện thoại. Vui hơn, học để hiểu biết, nâng cao kiến thức, để xây dựng nông thôn mới. Đó là những tâm sự của các học viên đang tham gia lớp xóa mù chữ ở xã Quang Minh, huyện Văn Yên.

Anh Đỗ Quang Trọng (thứ hai, bên phải) giới thiệu mô hình trồng cam với lãnh đạo xã.

Với mong muốn tập hợp những người có cùng khát vọng, ý chí làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, tạo mối liên kết trong sản xuất và bao tiêu ổn định nông sản, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên và người nông dân trồng cam, những thanh niên thế hệ 8X ở thôn Kiến Rịa, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn đã mạnh dạn thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bình Thuận, người chịu trách nhiệm gánh vác là Đỗ Quang Trọng - Giám đốc Hợp tác xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục