Đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác xã

Đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác xã- Bài 2: Kiểu mới và liên kết với doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/9/2020 | 8:04:16 AM

YênBái - Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã ưu tiên phát triển các mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa chủ lực có quy mô lớn và sức lan tỏa. Nhiều HTX kiểu mới trở thành hạt nhân liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên, người lao động.

Đồng chí Đỗ Nhân Đạo - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh (ngoài cùng bên trái) kiểm tra vùng nguyên liệu chè của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận, huyện Văn Chấn.
Đồng chí Đỗ Nhân Đạo - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh (ngoài cùng bên trái) kiểm tra vùng nguyên liệu chè của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận, huyện Văn Chấn.


Tính đến hết tháng 6/2020, toàn tỉnh có 430 HTX và 3.540 tổ hợp tác; trong đó, hơn 70% HTX hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Các HTX nông nghiệp có trách nhiệm là "bà đỡ” của nông dân trong sản xuất nông nghiệp và là cầu nối đại diện cho nông dân thực hiện các hợp đồng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. 

Tuy nhiên, đa số các HTX nông nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung hoạt động đối với các dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: cung ứng giống, vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi nội đồng… Còn các dịch vụ rất quan trọng như: bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm, nên số HTX thực hiện việc bao tiêu nông sản cho nông dân ít. 

Chính vì không lo được đầu ra cho nông sản dẫn đến người nông dân và các  thành viên bỏ công sức, bỏ chi phí nhiều nhất nhưng lại thu được lợi nhuận rất ít. Ngoài ra, do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu vốn, nên sản phẩm làm ra thường bán  thô nên giá trị thấp. Nhận rõ thực tế này, thời gian qua, tỉnh ưu tiên phát triển các mô hình HTX kiểu mới; trong đó, tập trung phát triển HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực có quy mô lớn và sức lan tỏa. 

Đến nay, trên địa bàn đã xây dựng và phát triển được các HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực: quế, măng tre Bát độ, chè... Nhiều HTX đã thực hiện liên kết với doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi giá trị sản xuất mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên. 

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Đỗ Nhân Đạo cho biết: "Một số mô hình liên kết đi vào hoạt động đã phát huy được hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo ra vòng tròn khép kín giữa người sản xuất - HTX - doanh nghiệp - thị trường, góp phần tạo việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho thành viên HTX và người lao động trong doanh nghiệp”.

Điển hình như mô hình liên kết giữa HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành, huyện Trấn Yên với Công ty cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình thông qua hợp đồng kinh tế giữa HTX - doanh nghiệp có phân chia trách nhiệm các bên trong "chuỗi” từ quy trình trồng, thu mua, phân loại, sơ chế, chế biến sâu và xuất khẩu sản phẩm măng Bát độ. 

Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành Trần Ngọc Sử cho biết: "Từ khi liên kết với doanh nghiệp, HTX đã thu mua, tiêu thụ 90% sản lượng măng tre Bát độ của các thành viên HTX và người dân trong xã, doanh thu hàng năm đạt trên 6 - 7 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho trên 50 lao động. Kết quả đó, đã góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng xã Kiên Thành và huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới”. 

Trong lĩnh vực chế biến tinh dầu quế, HTX 6/12 Đào Thịnh, huyện Trấn Yên đã liên kết, hợp tác với HTX Dịch vụ tổng hợp Công Tâm và Công ty An Thịnh Cường Phát, huyện Văn Yên cùng nhau liên kết phát triển chuỗi sản phẩm quế. Từ mối liên kết này, HTX đã đầu tư máy móc, dây chuyền chưng cất tinh dầu hiện đại, nâng tỷ lệ và chất lượng sản phẩm thu được. 

Cùng với đó, đầu tư dây chuyền băm, nghiền ép cành, lá quế tận dụng cành, lá đã chiết xuất tinh dầu ép thành chất đốt phục vụ các nhà máy sản xuất nhiệt tại một số khu công nghiệp tại Hà Nội và Bắc Ninh, sản xuất phân bón hữu cơ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản... nâng giá trị cây quế lên 40% so với trước. 

Nhờ liên kết, HTX ngày càng làm ăn hiệu quả. Doanh thu của HTX năm 2020 ước đạt trên 30 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 40 lao động với thu nhập bình quân 5,0 - 5,5 triệu đồng/người/tháng, chưa kể thu nhập từ các hộ thành viên nhờ giá trị tăng thêm từ thu nhập đồi rừng, nộp ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận được ví như cánh chim đầu đàn trong phong trào phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Để phát triển bền vững, HTX này đã liên kết Công ty TNHH Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên với HTX Trường Xuân và HTX Tân Hương, huyện Yên Bình để đầu tư kỹ thuật chăm sóc, thu hái chè theo tiêu chuẩn Unilver và VietGAP.

Doanh nghiệp đặt hàng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm HTX sản xuất và sơ chế, rồi tiếp tục chế biến sâu để xuất khẩu. Chỉ tính riêng HTX Kiến Thuận, doanh thu bình quân năm 2019 đã đạt 30 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho trên 50 thành viên và người lao động, thu nhập bình quân 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. 

Giám đốc Công ty TNHH Hưng Thịnh - ông Chử Quốc Tuấn khẳng định: "Qua thực hiện liên kết cho thấy, hiệu quả tăng lên rõ rệt thể hiện ở giá trị nguyên liệu chè búp tươi và sản lượng tăng gấp 2 lần so với trước khi hợp tác. Các hoạt động liên kết này đã giúp doanh nghiệp và các HTX giảm chi phí đầu tư, chủ động được nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm”.

Từ thực tiễn các mô hình liên kết giữa HTX và doanh nghiệp cho thấy, việc liên kết giữa HTX và doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập. Việc tổ chức liên kết sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng, xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu có chỗ đứng ngày càng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định cho các thành viên, người lao động trong HTX và tạo lợi nhuận cao cho HTX, doanh nghiệp. Các mô hình liên kết đã tạo sức lan tỏa lớn cho phong trào phát triển HTX. 

Đến nay, kinh tế tập thể đã thu hút, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng vạn thành viên, tổ viên cũng như việc làm thời vụ cho người lao động, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất và từng bước ổn định đời sống ở nông thôn, xây dựng quan hệ sản xuất mới, khắc phục đáng kể thời gian nông nhàn, tạo thêm của cải vật chất cho nông thôn, nhất là các xã đặc biệt khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Văn Thông
(Bài 3: Những rào cản cần tháo gỡ)

Tags Yên Bái hợp tác xã liên kết doanh nghiệp sản phẩm măng Bát độ

Các tin khác
Xử lý nguyên liệu chế biến tại Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.

Hoạt động của kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) đã tạo sức lan tỏa cao khi ngày càng có nhiều HTX kiểu mới, điển hình được nhân rộng; số lượng HTX thành lập mới tăng nhanh cùng với chất lượng được nâng cao, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra thực hiện Đề án tại huyện Mù Cang Chải và tặng quà cho các em học sinh.

Quyết tâm nhưng không cứng nhắc, đó là tư tưởng xuyên suốt từ tỉnh tới cơ sở, các đơn vị trường học. Quá trình triển khai có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp hơn. 5 năm thực hiện Đề án đã tạo nên đột phá cho ngành giáo dục Yên Bái.

Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc tại huyện Văn Chấn về việc triển khai thực hiện Đề án.

Năm 2016 - năm đầu thực hiện Đề án cũng là năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết 39 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Không phải ngẫu nhiên mà Tỉnh ủy lại chọn lĩnh vực giáo dục là ngành đầu tiên thực hiện.

Một giờ học của cô và trò Trường Mầm non Tân Thịnh, Văn Chấn.

5 năm sau sắp xếp lại quy mô, mạng lưới trường lớp, có thể khẳng định rằng đó không đơn thuần là sự thay đổi chỗ học, mà là giải quyết vấn đề mấu chốt trong đầu tư cho giáo dục Yên Bái, từng bước rút ngắn khoảng cách về mọi mặt giữa giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi với các vùng khác

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục