Sức sống mới trên đỉnh Phình Hồ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Để đưa một xã vùng cao đi lên quả không không phải dễ. Toàn xã có tới 99% là dân tộc Mông sinh sống, chịu ảnh hưởng của nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, địa bàn cách xa trung tâm huyện... Nhưng rồi, cả xã Phình Hồ cùng xắn tay vào cuộc với sự chỉ đạo, trợ giúp của huyện, tỉnh.

Một góc trung tâm xã Phình Hồ (Trạm Tấu)
Một góc trung tâm xã Phình Hồ (Trạm Tấu)

Chúng tôi khởi hành từ trung tâm huyện Trạm Tấu khi mặt trời mới ló qua đỉnh núi. Xe tới thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ rồi quẹo phải, ngược con đường đất trơn trượt bởi còn ướt sương sớm. Chiếc U-oát cài cầu, chồm chồm leo dốc, nhiều lúc bánh xe cứ quay tít, nhích từng tý. Xe vào tới trung tâm xã cũng là lúc đồng hồ chỉ 9 giờ sáng...

Phình Hồ đã khác nhiều so với mấy năm về trước. Những cây chè vươn cao đầy những búp non. Những căn nhà lợp phibrô xi măng ẩn hiện sau cánh rừng trồng xanh ngát. Nhiều công trình mới được xây dựng nhờ sự đầu tư của Nhà nước.

Để đưa một xã vùng cao đi lên quả không không phải dễ. Toàn xã có tới 99% là dân tộc Mông sinh sống, chịu ảnh hưởng của nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, địa bàn cách xa trung tâm huyện... Nhưng rồi, cả xã Phình Hồ cùng xắn tay vào cuộc với sự chỉ đạo, trợ giúp của huyện, tỉnh.

Trước tiên, là tuyến đường ô tô vào được đến trung tâm xã đã được mở năm 2004. Rồi trụ sở xã, trường học bán trú phổ thông cơ sở, trường mầm non, trạm y tế… đã được đầu tư xây dựng khang trang từ các chương trình, dự án của Nhà nước. Điều kiện để thúc đẩy kinh tế - xã hội của xã đã mở ra. Có đường thuận lợi, cơ sở hạ tầng đảm bảo rồi, lo phát triển kinh tế ra sao giúp đồng bào ổn định cuộc sống, đưa xã vươn lên.

Trong câu chuyện với chúng tôi, Bí thư Đảng uỷ Sùng A Đơ tâm sự: “Vẫn biết là khó khăn lắm, nhưng bây giờ có điều kiện rồi phải quyết tâm thôi. Trước tiên, Đảng uỷ xã ý thức được vai trò lãnh đạo, bám sát vào các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của tỉnh và huyện để xây dựng các mục tiêu cụ thể, hợp với lòng dân. Muốn nói gì thì nói, trước hết, chúng tôi tập trung nâng cao nhận thức cho đồng bào, rồi cùng chính quyền chăm lo đời sống cho các hộ dân, đơn giản phải là đủ cơm ăn, áo mặc, động viên các cháu đến trường học tập… bước đầu đã là thành công rồi”.

Chúng tôi cũng rất đồng tình với quan điểm của Đảng uỷ xã, đó là quan tâm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để phát huy nội lực đưa kinh tế- xã hội địa phương phát triển.

Vụ mùa này, xã tập trung chỉ đạo, đôn đốc nhân dân gieo cấy, chăm sóc 35,5 ha lúa, tăng 1,5 ha so với kế hoạch. Đó là một thắng lợi, bởi ở vùng cao tăng được chừng ấy diện tích lúa nước là rất quí, đồng bào có thêm 4 - 5 tấn thóc vụ này rồi. Xã vận động nhân dân không phát nương làm rẫy, nên diện tích lúa nương hiện còn 95 ha, giảm 25 ha so với trước. Thay vào đó là cây đậu tương, cây sắn đua nhau xanh tốt, tính sơ sơ xã có đến 10 ha đậu tương, trên 41 ha sắn.

Người dân đã có ý thức trong việc trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng. Trong khi nhiều xã trong huyện để xảy ra cháy rừng, nhưng Phình Hồ thì tuyệt nhiên không. Do vậy 1.917 ha diện tích rừng còn nguyên vẹn. Nhân dân đã trồng 317 ha rừng phòng hộ, năm 2007 trồng tiếp 150 ha rừng kinh tế đảm bảo được chỉ tiêu huyện giao...

Cây chè vùng cao phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở Phình Hồ nên được chú trọng đầu tư. Nhiều cây chè Shan trồng lâu năm đã vươn quá đầu người. Trên 80/135 ha diện tích chè đã cho thu hoạch. Chỉ tính 9 tháng đầu năm, toàn xã thu được 65 tấn chè búp tươi, nhẩm tính với giá 7.000 đồng/kg như hiện nay, bà con đã có trên 420 triệu đồng. Nếu tiếp tục đầu tư tốt cho cây chè thì không lâu nữa cây chè, Phình Hồ sẽ nổi tiếng chẳng kém gì Suối Giàng (Văn Chấn).

Tới thôn Tà Chử, trời đã về chiều. Cả thôn đi làm cỏ ngô gần hết. Đến tối, nhà nhà mới quây quần bên bếp lửa hồng. Những bắp ngô nếp nướng dưới than hoa đỏ rực, tiếng ngô nổ lách tách, mùi thơm toả khắp ngôi nhà. Giống ngô mới năng suất cao, bắp to, nhiều hạt được nhân rộng trong xã.

Chủ tịch UBND xã Sùng A Lử bấm đầu ngón tay: "Nào thôn Tà Chử, Phình Hồ, rồi Suối Xuân… tính cả 6 thôn, bản trong xã có tới trên năm mươi bảy héc ta ngô. So với vụ trước phải tăng hơn hai chục héc-ta ấy chứ.
Tôi vội hỏi ông, cây ngô có phải là cây lương thực chủ yếu ở xã?". Vẫn giọng mộc mạc, ông Lử tiếp: “Việc phát triển cây ngô đảm bảo một phần lương thực để đồng bào yên tâm phát triển các loại cây khác như: cây chè, cây lâm nghiệp. Cho đến giờ cây ngô vẫn là nguồn xoá đói giảm nghèo cho các gia đình”.

Ông già người Mông ngồi bên, chừng tuổi lục tuần không chút giấu diếm: Tôi bỏ hút thuốc phiện được 6 năm rồi, bây giờ khoẻ nhiều, vẫn đi chăn trâu giúp con cháu được đấy! Trao đổi thêm, chúng tôi được biết, tỷ lệ hộ nghèo trong xã hàng năm đã giảm đáng kể, nhiều người bỏ hút thuốc phiện, tập trung phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, toàn xã còn khoảng trên 50% hộ nghèo. Đặc biệt đã xuất hiện nhiều hộ khá lên nhờ tăng gia sản xuất phát triển kinh tế từ nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, trong đó phải kể đến hộ ông Sùng Giàng Sua, Giàng Dua Kỷ ở thôn Phình Hồ, rồi Giàng Thị Ninh thôn Tà Chử…

Trở lại trung tâm xã cũng là lúc các cán bộ y tế vừa từ bản về. Anh bạn Hoàng Văn Hà - bác sĩ Trạm Y tế xã tâm sự: “Mỗi tháng, ít nhất là một lần, Trạm tổ chức cho y, bác sĩ xuống thôn bản để khám chữa bệnh, tuyên truyền công tác y tế cho nhân dân”. Thực hiện chủ trương đưa bác sỹ về huyện về xã, bác sĩ Hà là người đầu tiên về Phình Hồ. Trước đó, anh cũng đã có thời gian làm cán bộ y tế xã, hơn nữa, đã xây dựng gia đình với một cô giáo và quyết định gắn bó với vùng đất Phình Hồ.

Bữa cơm thết khách của người Phình Hồ đã có đủ món, đặc biệt là món thịt lợn. Mải mê trò chuyện, chợt tiếng nhạc véo von, to dần... “Đây sườn núi lưng đèo người Mèo ca hát, sao còn sáng trên trời đời đời ơn Đảng...” - bài Người Mèo ơn Đảng phát ra từ chiếc ra-đi-ô thì phải - tôi nghĩ. “A lô…!” - Ồ! không phải. Âm thanh đó phát ra từ chiếc điện thoại di động Nokia của một chàng trai Mông đang trên đường về bản. Liếc nhìn chiếc điện thoại sóng căng đầy khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh đất và người Phình Hồ cũng đang căng đầy sức mới. 

Văn Trung

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục