Một tấm lòng - một ước mơ đáng kính trọng của một cô giáo

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nét chữ là nếp người – đó là suy nghĩ của Ngọc khi cô trao đổi với học sinh của mình trong ngày đầu lớp học luyện chữ. Theo cô, luyện chữ là rèn luyện tính cách, sự nhẫn nại, kiên trì… để hoàn thiện mình. Có lẽ với suy nghĩ như vậy mà 8 năm công tác của mình cô vẫn chưa được chính thức đứng trong một tập thể nào của ngành giáo dục song hàng ngày cô vẫn tâm huyết, bám trụ với nghề dạy học cao quý.

Cô Ngọc đang luyện chữ cho học sinh Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, thị trấn Yên Bình ngoài giờ tại hiệu sách nhỏ của mình.
Cô Ngọc đang luyện chữ cho học sinh Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, thị trấn Yên Bình ngoài giờ tại hiệu sách nhỏ của mình.

Con đường trở thành một cô giáo

Nguyễn Thị Ngọc sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình (Yên Bái). Nhà có 3 chị em gái và Ngọc là chị cả, tuổi thơ là những ngày một buổi đến trường làng và buổi còn lại đi cắt cỏ, chăn trâu, kiếm củi giúp cha mẹ. Cuộc sống khó khăn vất vả nhưng niềm ham mê học tập và khát khao trở thành cô giáo đã giúp Ngọc vượt qua mọi khó khăn hăng say học tập và năm nào cũng đứng đầu lớp. Dù hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng bố mẹ Ngọc vẫn động viên các con phấn đấu học tập chuyên cần.

Năm 1997, tốt nghiệp PTTH Ngọc xin cha mẹ một đàn gà làm vốn để đi thi đại học. Kết quả, Ngọc đỗ cả hai trường đại học Học viện báo chí và tuyên truyền và Trường Sư phạm Thái Nguyên, nhưng hoàn cảnh gia đình lúc đó vô cùng khốn khó, cả nhà chỉ trông vào 3 sào ruộng và 1 con bò cái nếu Ngọc đi học thì 2 em ở nhà khó mà theo học tiếp vả lại bố mẹ lấy tiền đâu nuôi Ngọc học đại học. Nuốt nước mắt, bố mẹ động viên Ngọc thi vào học Trường trung cấp sư phạm Nghĩa Lộ để có thể bớt phần nào khó khăn đồng thời để hai em theo học tiếp.

Năm 1999, Ngọc ra trường với tấm bằng giỏi. Cầm bằng đi xin việc khắp nơi không được, cuối cùng Ngọc được nhận vào dạy hợp đồng với hệ mầm non. Sau 3 năm dạy ở Tân Nguyên, 2 năm ở Mông Sơn và sau đó Ngọc được phân về dạy ở Phúc An (Yên Bình) với mức lương 250.000 đồng/tháng.

Không cam chịu số phận. Ước muốn được cống hiến sức trẻ, hoài bão của mình vào chuyên môn đã học cũng như được làm công việc mình yêu thích. Ngọc động viên, xin phép gia đình cho cô tham gia theo học lớp đại học sư phạm tại chức do Trường đại học Sư phạm I Hà Nội tổ chức tuyển sinh tại Yên Bái năm học 2000-2004.

Tại đây, ước muốn làm một điều gì đó, được chính thức đứng trên bục giảng đã thôi thúc Ngọc. Cô tiếp tục lao vào học tập và tiếp tục đăng ký vào học một lớp đại học CNTT tại chức tổ chức vào các dịp hè tại Hà Nội. Chính ở lớp học này, cô có dịp làm quen với nhiều nhà giáo, nhiều tri thức có hoài bão lớn về sự nghiệp giáo dục.

Năm 2002, Bộ Giáo dục có chủ trương ban hành mẫu chữ viết mới trong toàn quốc. Trong bộ mẫu chữ đó, có mẫu chữ viết nâng cao là kiểu chữ nét thanh, nét đậm. Theo sự giới thiệu của các bạn trong lớp, Ngọc hăng hái theo việc luyện chữ, bởi với cô luyện chữ là một nghề mới có tính xã hội cao, nó giúp con người rèn luyện chữ đẹp đồng nghĩa với rèn luyện tính cách, sự nhẫn nại, kiên trì. Đây thực sự là một môn học hay và lý tưởng thực sự giúp ích rất nhiều cho thế hệ học sinh.

Với suy nghĩ như vậy, một lần nữa Ngọc trở về Tiên Du, Bắc Ninh – nơi đây có hai người thầy là  Nguyễn Đương Ánh và Nguyễn Đức Đồng – đang bắt tay vào thành lập trung tâm luyện chữ đẹp theo chủ trương của Bộ giáo dục và hơn ai hết chính trung tâm này là trung tâm đầu tiên trên toàn quốc sáng lập ra ngòi bút nét thanh nét đậm – bút mài thày Ánh - làm thành cuộc cách mạng mới về chữ viết hiện nay trong các trường phổ thông trong toàn quốc.

Người đầu tiên ở Yên Bái mở lò luyện chữ đẹp cho các giáo viên tiểu học

Năm 2002, ở Yên Bái, Sở Giáo dục bắt đầu thực hiện chủ trương mới của Bộ Giáo dục đưa mẫu chữ viết mới vào các trường tiểu học trong toàn tỉnh. Sự khởi đầu này đã làm cho Ngọc có đất dụng võ. Cô đứng ra mở trung tâm luyện chữ đẹp theo chuẩn mới với ngòi bút nét thanh nét đậm của thầy Ánh về truyền thụ ở Yên Bái.

Ngọc tâm sự, lúc mới bắt đầu vào công việc cô gặp rất nhiều khó khăn, bố mẹ không có điều kiện giúp đỡ, bản thân công việc chỉ là một giáo viên hợp đồng theo thời hạn, cô bắt tay vào công việc chỉ bằng việc đi thuê một căn nhà tập thể cũ và nhờ bạn bè quảng cáo miệng cho mình.

Niềm vui của Ngọc dâng tràn, ngày đầu tiên lớp học của cô rất đông. Học sinh chủ yếu là các cô giáo ở các trường tiểu học ở TP Yên Bái, các huyện Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải (Yên Bái), Hạ Hòa (Phú Thọ), có cả học sinh từ tỉnh Ninh Bình, tỉnh Đắc Lắc…

Các cuộc thi chữ đẹp từ năm 2002 tổ chức hàng năm ở các tỉnh, các thành phố được tổ chức thường xuyên và các học trò của cô đều đạt giải nhất như cô Nguyệt, cô Phương (Đông Sơn - Hạ Hòa) đoạt giải nhất cuộc thi viết chữ đẹp năm 2003 tỉnh Phú Thọ, cô Hoa (Ấm Thượng – Phú Thọ) giải nhất chữ viết đẹp năm 2004 tỉnh Phú Thọ, cô  Nga, cô Thủy (Văn Yên) năm 2005 đạt giải nhất tỉnh Yên Bái. Những học sinh của Ngọc ở mãi Ninh Bình và Đắc Lắc thường xuyên gọi điện thăm hỏi và động viên cô…

Một tấm lòng và một ước mơ

Trưởng thành và nổi lên với chữ đẹp, cô Ngọc được nhiều trường tiểu học ở thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình mời về dạy học. Tháng 12/2007 Ngọc về trường nhận nhiệm vụ tại Trường tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái với mức lương 500.000 đồng/tháng hợp đồng 3 tháng/1 lần.

Ở Trường tiểu học Kim Đồng, Ngọc để lại ấn tượng lớn trong lòng phụ huynh và học sinh lớp 1C bởi trong cô có một tình yêu lớn với lòng nhân hậu và mẫu mực yêu thương học sinh hết mực. Với 500.000 nghìn đồng tiền lương/tháng, trừ chi phí thuê nhà 250.000 đồng, tiền xăng 100.000 đồng, còn lại số tiền ít ỏi chỉ đủ mua một hộp sữa cho con.

Chồng đi học xa trong Đà Lạt, một mình cô vừa tham gia giảng dạy theo niềm đam mê của mình, cuộc sống của mẹ con cô phụ thuộc vào hiệu sách nhỏ mà chỉ mở vào buổi tối và ngày chủ nhật trong tuần.

Thế nhưng, điều cảm phục để lại trong lòng các bậc phụ huynh và học sinh ở đây là cô đã dành số tiền mua sữa hàng tháng của con để nộp tiền ăn cho một học sinh có hoàn cảnh cảnh khó khăn nhưng là một cô bé "sáng dạ”, chăm học và rất có lòng hiếu thảo. Ngặt một nỗi bố em gặp bạo bệnh, mẹ vừa sinh em bé, em phải sống dựa vào bà nội không có chế độ gì, việc đi học của em coi như dừng lại giữa học kỳ I, hiểu và thương xót học sinh như chính bản thân mình, Ngọc đã đến gặp gia đình động viên Kim Anh và cô đã nộp tiền ăn để giúp em học xong lớp 1.

Nếu chỉ dừng lại ở đây thì không sao. Một con người như Ngọc không sợ khó, không sợ khổ. Cô đề nghị nhà trường được tham gia vào dự thi luyện chữ đẹp do tỉnh tổ chức để có cơ hội được khẳng định mình nhưng nhà trường không chấp nhận vì lý do cô là giáo viên hợp đồng, mặc dù hàng ngày cô vẫn cùng các giáo viên khác tham gia luyện chữ. Đồng lương không đủ kế sinh nhai cùng với môi trường giáo dục khắc nghiệt không phát huy được tính tự chủ và năng lực của mình điều đó làm Ngọc rất buồn và suy nghĩ: Phải chăng cô không còn đất dụng võ và ngành giáo dục không có chỗ cho những người yêu nghề như cô?

Tháng 9/2008, cô được Ban giám hiệu Trường tiểu học tư thục Lê Quý Đôn (TP Yên Bái) mời về giảng dạy. Ở đây cô như được làm mới mình bởi nhà trường đã phần nào tạo điều kiện để cô có thể phát huy hết khả năng của mình theo những sáng kiến và ý tưởng táo bạo giúp học sinh tiếp cận bài giảng nhanh và hiệu quả nhất.

Năm học 2008 – 2009 chưa hết, mọi điều vẫn còn chưa nói được nhiều nhưng sự khẳng định của Ngọc đã hình thành rõ nét. Cô đang tiến hành và sắp hoàn chỉnh phần mềm luyện chữ đẹp viết trên máy vi tính để người học dễ dàng tiếp cận hơn bởi tính hệ thống và logic của nó, đồng thời phần mềm chữ đẹp này dành cho nhiều lứa tuổi không dành riêng cho lứa tuổi tiểu học bởi chữ viết này là cơ sở của chữ Việt.

Giá như Ngọc được đứng trong một môi trường tốt và được các trường và Sở Giáo dục – Đào tạo Yên Bái tạo điều kiện thì có lẽ những sáng kiến và tấm lòng người thầy của cô sẽ giúp cho nhiều thế hệ học sinh hôm nay có được những bài học đầu đời đầy ý nghĩa và nhân văn hơn !!!

Thanh Thủy

Các tin khác

YBĐT - Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, tháng 3 năm 2008, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đưa cây gấc vào trồng tại 16 xã. Đã hơn 8 tháng trồng thử nghiệm, cây gấc lại không cho quả, vậy đâu là nguyên nhân?

Giờ học Vật lý của học sinh Trường THPT số 1 Bảo Yên.

YBĐT - Róc rách,
Róc rách,
Huýt – chà -  huýt – chà,
Chà - chà - huýt – chà...

 

Nghĩa Lợi có “bờ xôi, ruộng mật” như thế này mà năm 2005 còn đến 88% hộ nghèo.
(Ảnh: H.N)

YBĐT - Nằm trọn trong cánh đồng Mường Lò, là đơn vị hành chính thuộc thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), ngỡ tưởng xã Nghĩa Lợi sẽ có một nền kinh tế phát triển bởi trời phú cho cảnh “bờ xôi ruộng mật”. Thế nên, có đi thực tế mới thấy sự nghèo nơi đây thật ngoài sức tưởng tượng: tỷ lệ hộ nghèo đói có lúc đạt trên 88%, dân số tăng nhanh, trẻ thất học và số người nhiễm HIV/AIDS cao, chỉ có 25% số nhà dân có hố tiêu hợp vệ sinh... như một thách thức cho cấp uỷ, chính quyền thị xã trong việc triển khai “Tam nông” theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 7 vào cuộc sống. Vậy đâu là nguyên nhân, hướng giải quyết thoát nghèo đã được triển khai đến đâu, đang đặt ra cho chính những người dân nơi này.

YBĐT - Bồng bềnh. Bồ - ồng bề - ềnh. Như gối đầu lên sóng biển, tôi miên man mơ mộng. Lúc tỉnh dậy đã thấy mặt trời như một khối cầu lửa tròn trịa rực hào quang đang trôi dập dềnh mãi đường chân trời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục