Sông Hồng - Biến dạng và ô nhiễm

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/3/2011 | 3:17:40 PM

YBĐT - Sông Hồng đang có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu là chất thải nguy hại từ phía đầu nguồn chảy về; cùng với đó là tình trạng biến dạng dòng chảy bởi nạn khai thác khoáng sản.

Đống đất đá cả vạn m3 do tầu đào đãi vàng tạo ra đã
nắn hoàn toàn dòng chảy của sông Hồng.
Đống đất đá cả vạn m3 do tầu đào đãi vàng tạo ra đã nắn hoàn toàn dòng chảy của sông Hồng.

Nước chuyển màu và bốc mùi

Cái tin “Nước sông Hồng đổi màu” thật “hot” vì đây là con sông lớn thứ hai của Đông Nam Á, là nguồn nước quan trọng cho cả một vùng châu thổ rộng lớn của nước ta. Đoạn chảy qua tỉnh Yên Bái có chiều dài 94km. Dòng sông Hồng uốn lượn qua huyện Văn Yên, Trấn Yên về thành phố Yên Bái rồi chảy sang địa phận tỉnh Phú Thọ.

Dù không phải là nguồn nước ăn, không phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản nhưng sông Hồng vẫn có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người dân Yên Bái. Bao đời nay người ta chỉ ghi nhận: màu nước sông Hồng (vào mùa lũ) là đỏ ối của phù sa và (vào mùa cạn) là trắng trong, nước không mùi hoặc chỉ có mùi bùn nhưng thời gian vừa qua thi thoảng nước lại nhờ nhờ đen, đặc biệt là có mùi lạ.

Qua xét nghiệm mẫu nước từ các cơ quan chức năng Yên Bái thì nước sông Hồng cho kết quả thành phần chì và kim loại độc hại đã vượt 5 lần mức độ cho phép.

Anh Nguyễn Văn Nghị ở phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái quả quyết: Thay đổi màu nước và bốc mùi là chuyện không dễ bởi sông Hồng có lưu lượng khổng lồ, nguồn thải phải rất lớn mới làm đen nước và nước bốc mùi được! nhưng đúng là nhiều hôm nước chuyển màu và có mùi lạ. "May mà Yên Bái mình ăn nước hồ Thác Bà, chứ dùng nước sông Hông như ngày xưa thì…” - Anh Nghị nói.

Không ăn trực tiếp nước sông nhưng người nông dân vẫn dùng nước sông Hồng làm nước tưới, với mức độ ô nhiễm như vậy các nguyên tố như chì và các kim loại nặng khác sẽ tích tụ trong đất đai, ngấm vào rau quả… sẽ là mầm mống cho các bệnh như ung thư và các loại bệnh tật khác.


Nhiều đoạn bên lòng sông Hồng có những vùng đất bị biến mấu bất thường. (Ảnh: Internet)

Với người làm nghề chài lưới trên sông như anh Nguyễn Thanh Hùng nhà ở đường Thanh Niên, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái thì nước ô nhiễm càng làm cho cuốc sống của mình khó khăn hơn.

Anh Hùng tâm sự: “Bao đời nay, gia đình tôi làm nghề chài lưới trên sông Hồng. Mấy năm gần đây, nước sông bị ô nhiễm nên cá, tôm trở nên khan hiếm, nhiều loại cá có giá trị cao hầu như đã biến mất. Trước kia, chỉ cần thả lưới 30 phút là gia đình tôi đã có một bữa cá ngon lành nhưng hiện nay có nhiều hôm thả lưới cả buổi mà không bắt được con cá nào”.

Theo những hộ dân sống quanh năm bằng nghề chài lưới thì cách đây khoảng 5 năm về trước mỗi một đêm đi đánh lưới hay thả câu họ có thể bắt được vài chục cân cá, còn bây giờ kiếm vài cân cũng khó.

Qua quan sát trên dòng sông thuộc địa phận của phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái nước sông có hiện tượng ô nhiễm, mầu nước chuyển xanh khác lạ, nước có mùi hôi tanh, ven hai bờ sông có nhiều váng mầu vàng. Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy, nước sông Hồng có đặc điểm chung là lưu lượng dòng chảy thấp, có nhiều tạp chất dạng sơ, nhiều hôm có mùi tanh, dấu hiệu do sự phân hủy của chất hữu cơ.

Dòng chảy biến dạng vì… vàng

Chúng tôi quyết định chuyến hành trình bằng đường thủy ngược về thượng nguồn. Dọc lộ trình suốt chiều dài gần 100km  từ thành phố Yên bái lên Làng Thíp Văn Yên. Qua đền Lò Than (Bái Dương – Tuy Lộc), vượt cồn cát Nga Quán, Cổ Phúc lên đến Báo Đáp đã thấy những chiếc tàu lớn mạng theo hệ thống máy móc múc sỏi, hút cát, bơm nước để tìm vàng.

Đi được gần 20km nhưng đã có tới gần chục con tàu cỡ lớn như vậy; cái nào cũng chạy phình phịch, bơm nước chảy ào ào, tiếng đá và đập vào gầu múc kêu lồng cồng.

Thấy chúng tôi tò mò về những chiếc tàu trên, anh Nguyễn Văn C người lái thuyền đưa chúng tôi đi cho biết: “Nó chạy suốt ngày đêm như thế từ nhiều năm nay rồi, dân thuyền bè trên sông khốn khổ vì chúng nó; trước kia, để lên thượng nguồn giáp tỉnh Lào Cai, chúng tôi chỉ mất 6 – 7 tiếng đồng hồ; bây giờ phải mất từ 8 -10 tiếng".

Nguyên nhân thì rõ rồi đào vàng tạo nên những ụ đất, những “con đê” ngăn nước là cho dòng chảy chỗ thắt lại, chỗ phình ra, chỗ chảy xiết, chỗ chảy lững lờ… thuyền bè mắc cạn, đi vòng vèo rất khổ. Sau nhiều giờ đồng hồ ngồi trên thuyền, chúng tôi đã đi đến địa phận huyện Văn Yên, những “công trường” khai thác kim loại quý quy mô còn lớn hơn những gì đã thấy ở Trấn Yên, tất nhiên đi kèm với nó là sự hủy hoại dòng sống mẹ ngày một lớn hơn.

Trên “Đại công trường” các loại máy móc đang thi nhau đào xới dòng sông để lại những vực sâu và đắp lên những ụ đất, cát và đá cao như núi. Dòng chảy thay đổi bất thường khiến tình trạng sạt lở ngày càng trầm trọng. Nhớ lại anh bạn làm trong ngành Thủy lợi nói “sông Hồng cả nghìn, cả triệu năm nay bên lở, bên bồi, thế mà bây giờ phải đầu tư cả nghìn tỷ đồng cho việc xây kè chống sạt lở".

 

 Nước thải của nhà máy giấy đổ xuống sông Hồng tạo bọt dài cả cây số và có mùi thối của hóa chất.

Cũng vì “vàng tặc” mà dòng nước đã phá đường bộ, nguy cơ mất đường sắt đã xảy ra ở khu vực cầu Móc Tôm thuộc xã Báo Đáp huyện Trấn Yên. Một câu hỏi đặt ra là: Không biết bên trong các con quái vật đang đào cát, tìm vàng kia người ta có sử dụng a xít hay thủy ngân để lọc vàng nữa hay không? Nếu có thì chất thải đương nhiên sẽ đổ thẳng xuống dòng nước. Riêng váng dầu diezen thì đã loang ở khắp nơi rồi.

Được biết việc khai thác vàng trên khúc sông Hồng này đã diễn ra từ lâu, các tàu khai thác đều không có giấy phép, việc diễn ra ngày đêm như thế, nguy hại như thế mà chưa bị ngăn chặn; có chăng thi thoảng cũng có trường hợp bị các ngành chức năng kiểm tra, xử lý rồi đâu lại đóng đấy!“Vàng tặc” hoạt động ngày càng mạnh hơn, sự hủy hoại của nó đối với dòng chảy ngày một lớn hơn.

Thương quá dòng sông ! “vàng tặc” cùng với nước thải của không ít cơ sở chế biến nông lâm sản… đang “góp sức” cùng các nguồn thải nguy hại từ đầu nguồn.... gây ô nhiễm, gây biến dạng dòng nước quý.

Lê Phiên – Thành Sang
 

Các tin khác
Đồng bào Mông thăm quan các gian hàng tại phiên chợ. Ảnh Mạnh Cường

YBĐT - Năm 2002 - 2003 chợ Mường Lò xây dựng xong mang dáng dấp của một bông hoa Ban đỏ.

YBĐT - Bản Sán Trá nơi Sĩ Di ở còn nghèo lắm, ngày nắng xe máy còn được, ngày mưa thì chỉ đi bộ, vấp ngã rồi lại đứng lên bằng chính đôi chân khuyết tật của mình, bằng khát vọng học chữ, Sĩ Di đang nỗ lực để phấn đấu hoàn thiện mình.

Đoàn tham vấn ý kiến nhân dân của HĐND tỉnh thăm mô hình nuôi trâu tại xã Mường Lai (huyện Lục Yên).

YBĐT - Sau 5 năm triển khai Đề án hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ nghèo ở Yên Bái đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nghèo.

Rừng nguyên sinh ở Mù Cang Chải được bảo vệ tốt.
(Ảnh: Sùng Đức Hồng)

YBĐT - Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động trong nhân dân mà trong những năm qua, năm nào Mù Cang Chải cũng hoàn thành 100% chỉ tiêu trồng rừng mới, nâng độ che phủ của rừng lên 53%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục