Hướng thiện ngày về

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/8/2011 | 9:38:05 AM

YBĐT - Thời gian thực hiện đặc xá tha tù trước thời hạn nhân dịp Quốc khánh ngày 2 tháng 9 năm 2011 của 101 phạm nhân tại Trại giam Hồng Ca chỉ còn tính bằng giờ. Cảnh vui buồn lẫn lộn hiện lên trên những khuôn mặt của từng phạm nhân.

Phạm nhân đội rau xanh Trại giam Hồng Ca trong giờ lao động.
Phạm nhân đội rau xanh Trại giam Hồng Ca trong giờ lao động.

Phó giám thị Trần Văn Tải - người đã có 33 năm công tác ở Trại, từng chứng kiến hàng trăm cuộc chia tay, cảm động nói:“ Không phải ai chấp hành án phạt tù cũng là người xấu, có những trường hợp chỉ một phút không kiềm chế được bản thân là phạm tội. Nhiều trường hợp khác bị kẻ xấu lôi kéo dẫn đến con đường lao lý. Ở đây già có, trẻ vị thành niên phạm tội có, đã từng là quan chức có… Nhưng tất cả đều phải chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của Trại”.

Trước ngày đặc xá

Ngồi trước mặt chúng tôi là ông Lường Văn Ánh, sinh năm 1946, trú tại bản Púng, xã Púng Tra, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Ông Ánh phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, với mức án 15 năm tù giam.

Chiều muộn, bữa cơm chia tay chuẩn bị cho buổi lễ công bố đặc xá ngày mai của Chủ tịch nước đã được chuẩn bị khá tươm tất. Những người bạn chung buồng, chung phòng bấy nhiêu năm chung sống với nhau trong những giờ phút sắp chia tay, họ trao nhau những cái bắt tay thật chặt, họ dặn dò nhau người trở về với gia đình thì không được tái phạm tội, người ở lại chịu khó lao động để sớm có ngày được trở về với gia đình.
Kể về hành vi phạm tội, ông nghẹn ngào nói: “ Gia đình tôi nghèo lắm, sinh được 5 cháu, 1 gái 4 trai, cuộc sống hàng ngày trông vào mấy sào ruộng, bản thân thường xuyên phải đi làm thuê để kiếm cân gạo nuôi các cháu. Hôm đó, tôi nhớ ngày 21 tháng 8 năm 2001, cũng vì hám lợi lên đã xách thuê 2,3 kg thuốc phiện cho một người không quen chỉ để lấy vài trăm ngàn đồng nhưng không may bị bắt. Ở tù đến nay đã tròn 10 năm 5 tháng 29 ngày, chưa một lần vợ con xuống thăm được, bản thân hiểu gia đình còn khó khăn lắm. Trong quá trình cải tạo ở đây, thời gian đầu được đưa về làm ở đội rau, sau chuyển sang làm chè, làm vàng mã. Quá trình cải tạo, tôi đã luôn nỗ lực phấn đấu, chấp hành tốt mọi quy chế của Trại do vậy đã 6 lần được giảm án với thời gian 3 năm 10 tháng…”.

- Gia đình có biết ông được đặc xá dịp này không? Sau khi trở về sống hòa nhập với cộng đồng, ông định làm nghề gì? - Tôi hỏi?.

 Ông Ánh không cầm được nước mắt:

- Từ ngày tôi bị bắt đến nay gia đình cũng không có thông tin liên lạc gì, chắc ngày mai cũng tự về thôi, đã hơn 10 năm rồi còn gì. Được ra tù, về nhà tuổi cao, sức yếu, có lẽ cũng chỉ phụ giúp các cháu làm việc quanh nhà thôi…

Một gương mặt khác còn rất trẻ, sinh năm 1991 với nước da trắng, thoạt đầu nhìn, không ai bảo La Văn Long, người thôn Làng Ngần xã Vũ Linh huyện Yên Bình lại mang một bản án phạm tội nghiêm trọng với tội danh giết người. Long là con út trong một gia đình có 3 chị em. Thuở nhỏ Long rất chăm học, ngoài những giờ học trên lớp, về nhà em cùng 2 chị phụ giúp cha mẹ việc đồng áng. Học hết cấp cấp III, đang là học sinh của trường Trung học Phổ thông Thác Bà thì Long phạm tội: đúng vào ngày mùng 2 Tết, tức là ngày 27 tháng 1 năm 2009.

Hôm đó, trên đường đi từ nhà một số bạn về nhà, không may xe của Long đã va chạm với  một xe máy đi ngược chiều, hai bên đã xảy ra xô xát. Do bị đánh đau, Long đã tìm một số bạn đuổi theo, đến địa phận xã Bạch Hà, không kiềm chế được bản thân, Long đã vung dao chém 1 người trong nhóm thanh niên đánh Long trước đó dẫn đến tử vong. Nói về hành vi phạm tội, Long kể: “Cháu không hiểu tại sao lúc đó cháu lại làm như vậy, nghĩ về hành vi phạm tội bản thân rất ân hận. Gia đình và bạn bè đến thăm, ai cũng trách móc cháu nhiều lắm.

Ngày vào đây, mới 17 tuổi, cháu được các chú quản giáo quan tâm giúp đỡ từ công việc hàng ngày, bản thân cũng luôn phấn đấu hoàn thành mọi công việc được giao. Được xét đặc xá lần này, về với gia đình, cháu phấn đấu học lấy một cái nghề trước tiên để tự nuôi sống bản thân, sau sẽ tiết kiệm tiền phụ giúp cho bố mẹ…”

Phân trại quản lý phạm nhân ở Trạm Tạm giam Công an tỉnh Yên Bái.

Nâng đỡ những mảnh đời lạc lối

Đã nhiều lần chúng tôi vào làm việc với Trại giam Hồng Ca và đều cảm nhận thấy sự ân cần chỉ bảo của từng cán bộ quản giáo với phạm nhân ở đây. Đồng chí Phạm Văn Khá - Giám thị Trại giam cởi mở trao đổi với chúng tôi: Đối với Trại giam Hồng Ca, tất cả các cán bộ chiến sỹ làm công tác quản giáo đều lấy trách nhiệm quản lý, giáo dục đặt lên hàng đầu”. Trại giam Hồng Ca có từ những năm 1967 đến nay vẫn vậy, trước đây phạm nhân chỉ có vài trăm, đông thì tới 1.000 người, những năm gần đây do Bộ điều chuyển phạm nhân từ các nơi khác về nên hiện tại giữ ở mức trung bình khoảng 1.600 phạm nhân.

Các phạm nhân chủ yếu là người ở các tỉnh như: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang… Trong số này, chiếm khoảng 75% phạm nhân phạm tội liên quan đến ma túy, tội phạm trộm cắp chiếm khoảng 15%, còn lại là các tội: giết người, hiếp dâm, mua bán người…Về mức án cải tạo, có khoảng gần 40 phạm nhân là mức án chung thân; từ 15 năm trở lên đến 30 năm trên 300 phạm nhân; từ 7 năm đến 15 năm trên 500 phạm nhân…

Để duy trì tốt hoạt động của Trại, chúng tôi đã chia thành các đội như: đội rau, đội chè, đội vàng mã, đội mi giả, đội xây dựng… Theo nội quy, quy chế của trại, sáng các phạm nhân phải đi làm từ 6 giờ 15 phút đến 10 giờ 45 phút, chiều từ 14 giờ đến 17 giờ 30 phút. Tối các phòng được nghe đài và xem ti vi hết chương trình thời sự.

Để giúp đỡ các phạm nhân cải tạo tốt, sớm hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng, Ban giám thị của Trại đã thường xuyên tổ chức các lớp học xóa mù chữ cho các đối tượng phạm nhân là người dân tộc. Ngoài ra, còn phối kết hợp với doanh nghiệp trong thành phố Hồ Chí Minh dạy nghề làm nghề và một số doanh nghiệp khác dạy làm đá mỹ nghệ, làm vàng mã.

 Đặc biệt, trong năm 2011 đã phối kết hợp với Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện Trấn Yên mở lớp dạy nghề thợ xây, mục tiêu của Trại là cố gắng làm sao mỗi phạm nhân sau khi chấp hành xong án cải tạo, về với cuộc sống gia đình, có một cái nghề để kiếm sống ít nhất là tự nuôi sống được bản thân.

Hiện nay Trại giam Hồng Ca đang triển khai thực hiện cuộc vận động thi viết với chủ đề “Sự hối hận và niềm tin hướng thiện” do Cục Thi hành án hình sự Bộ Tư pháp phát động. Bước đầu Ban giám khảo cuộc thi đã nhận được nhiều bài viết khá của phạm nhân về sự ăn năn hối cải của mình về quá trình phạm tội.

Chúng tôi còn được nghe nhiều chuyện kể rất cảm động của nhiều gia đình phạm nhân đã gửi thư đến cảm ơn Ban giám thị và các cán bộ quản giáo đã giúp đỡ con em họ trong quá trình cải tạo ở Trại, nay đã trở thành những người tiến bộ, những công dân tốt của gia đình và xã hội. 

Lời kết

Đặc xá là chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước và truyền thống nhân đạo của dân tộc ta đối với người phạm tội bị kết án phạt tù, khuyến khích họ phấn đấu học tập, rèn luyện tiến bộ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Trong xã hội hiện nay, mỗi chúng ta luôn ý thức rằng bản thân phải sống, làm việc tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật, đây là yếu tố quan trọng để xã hội hạn chế thấp nhất tình trạng gia tăng tội phạm, đem lại cuộc sống bình yên cho mỗi gia đình và toàn xã hội.

Thạch Phong

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục