Nét đẹp giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
- Cập nhật: Thứ ba, 1/11/2011 | 3:20:51 PM
YBĐT - Hàng năm cứ đến ngày 30 tháng Giêng (Âm lịch), người Mông ở xã Nà Hẩu lại tưng bừng tổ chức lễ hội cúng rừng. Đây là một trong những nghi lễ lớn nhất, quan trọng nhất trong năm đối với người dân Nà Hẩu.
Rừng Nà Hẩu được bảo vệ phát triển tốt.
|
Điều đặc biệt của lễ hội cúng rừng này là ngoài việc cúng Thần rừng, đây còn được xem như một cuộc họp tổng kết năm của thôn, bản, tổng kết công tác bảo vệ rừng, có sự tham gia của tất cả các chủ hộ trong thôn, cán bộ lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền xã và cán bộ kiểm lâm. Việc thực hiện các qui ước, hương ước về bảo vệ rừng cấm, tình hình phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, an ninh trật tự thôn bản, các khoản đóng góp, các khoản được Nhà nước hỗ trợ… đều được đem ra bàn bạc công khai.
Hàng năm cứ đến ngày 30 tháng Giêng (Âm lịch), người Mông ở xã Nà Hẩu lại tưng bừng tổ chức lễ hội cúng rừng. Đây là một trong những nghi lễ lớn nhất, quan trọng nhất trong năm đối với người dân Nà Hẩu. Lễ hội cúng rừng của đồng bào Mông xã Nà Hẩu có từ lâu đời và là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian gắn liền với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp.
Trong đời sống tâm linh của người Mông luôn tồn tại những truyền thuyết cổ xưa, những câu chuyện huyền bí kể về sự linh thiêng của những khu rừng cấm, rừng thiêng của tộc người mình, họ luôn tin trong rừng có Thần rừng cai quản và che chở phù hộ cho dân làng trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy, Thần rừng được tôn thờ, sùng kính như đối với ông bà tổ tiên. Tín ngưỡng thờ Thần rừng của người Mông như một sợi dây tâm linh truyền qua nhiều thế hệ, thế nên thôn bản nào của xã Nà Hẩu cũng có một khu rừng cấm riêng với những qui định “bất khả xâm phạm” nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn, nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng Thần rừng.
Tục cúng Thần rừng vào những ngày đầu xuân để cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, cuộc sống no ấm yên vui, gắn với những qui định về bảo vệ rừng đã trở thành ngày hội văn hóa cộng đồng độc đáo của xã Nà Hẩu, trải qua nhiều thế hệ, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Đầu năm 2011 theo các chiến sĩ của Hạt Kiểm lâm Văn Yên, chúng tôi về dự lễ cúng Thần rừng ở thôn 2 làng Thượng. Cùng với 5 thôn, bản khác trên địa bàn xã, lễ hội cúng rừng tại thôn 2 Làng Thượng tưng bừng nhộn nhịp từ sáng sớm tinh mơ, hầu như tất cả người dân trong bản đều kéo về tập trung tại khu rừng cấm - rừng thiêng của thôn để dự lễ cúng rừng, mỗi người đem theo một cái túi đựng cơm rượu, bát đũa đóng góp theo nhu cầu của mình để liên hoan. Trước đó, dân làng tổ chức quyên góp tiền mua lợn gà, rượu, hương thơm, vàng mã, đồng thời bầu ra người chủ lễ là già làng Tráng A Chơ, người chủ lễ sẽ là thầy cúng và là người quản lý rừng Cấm- rừng Thiêng của thôn.
Buổi lễ với những nghi thức độc đáo, trang nghiêm được diễn ra ở cửa rừng, bàn thờ cúng bằng đá được đặt dưới gốc cây chò cổ thụ. Lễ vật bà con thôn hai Làng Thượng dâng tế Thần rừng gồm hai con gà trống, một con lợn, hương và giấy bản, các lễ vật này được cúng dâng Thần rừng hai lần, cúng khi con vật còn sống và sau khi đã chế biến chín, mỗi lần cúng đều có bài cúng riêng và tương ứng với một thời gian nhất định trong buổi lễ, trước khi con vật được đem đi chế biến chín để cúng lần thứ hai thì thầy cúng cắt tiết gà rồi lấy lông gà nhúng vào bát tiết dán lên gốc cây cổ thụ, đây là một hình thức báo với Thần rừng là dân làng đã dâng lễ vật lên Thần rừng, có như vậy mới linh nghiệm và Thần rừng mới chấp nhận.
Trong không khí linh thiêng của trời đất, già làng Tráng A Chơ kính cẩn thay mặt bà con dân bản dâng lễ vật, quì lạy bốn phương trời, tám phương đất, khấn mời Thần rừng về hưởng lễ và chứng kiến cho lòng thành kính của dân làng, phù hộ cho làng bản trừ hết những xấu xa, vận hạn, con người vật nuôi được khoẻ mạnh, mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa.
Điều đặc biệt của lễ hội cúng rừng này là ngoài việc cúng Thần rừng, đây còn được xem như một cuộc họp tổng kết năm của thôn, bản, tổng kết công tác bảo vệ rừng, có sự tham gia của tất cả các chủ hộ trong thôn, cán bộ lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền xã và cán bộ kiểm lâm.
Việc thực hiện các qui ước, hương ước về bảo vệ rừng cấm, tình hình phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, an ninh trật tự thôn bản, các khoản đóng góp, các khoản được Nhà nước hỗ trợ… đều được đem ra bàn bạc công khai.
Ông Giàng Chẩn Phử - Chủ tịch xã Nà Hẩu cho biết: “Sau phần lễ, bà con dân bản tập trung ở khu đất trống ở cửa rừng để nghe cán bộ thôn, cán bộ xã triển khai các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, vận động nhân dân đoàn kết giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn, gia đình nào có ốm đau bệnh tật, tang gia đau buồn phải có trách nhiệm giúp đỡ, không thả rông gia súc phá hoại hoa màu của người khác, không vi phạm hương ước về bảo vệ rừng cấm…”.
Đặc biệt, bà con đã tiến hành ký cam kết bảo vệ rừng với cán bộ Hạt Kiểm lâm Văn Yên, trong đó các gia đình cam kết không chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép, không săn bắt động vật hoang dã, không đốt nương làm rẫy, có trách nhiệm tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng. Nằm trong vũng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Xã Nà Hẩu có tổng diện tự nhiên là 5.640 ha, trong đó rừng tự nhiên đặc dụng là 4.700 ha. Đất đai sản xuất của người dân rất ít, cuộc sống của 340 hộ đồng bào Mông với trên 1.900 nhân khẩu chủ yếu dựa vào 67 ha ruộng nước, vài chục ha ngô đồi. Sống giữa kho tài nguyên quí giá, trong khi cuộc sống còn nghèo, khó khăn thiếu thốn nhưng người dân Nà Hẩu không xâm hại đến rừng. Trong khi rừng ở nhiều nơi bị tàn phá bởi lòng tham của con người, thì ở đây, hàng nghìn ha rừng nguyên sinh vẫn nguyên vẻ hoang sơ, các loại cây có tuổi đời hàng trăm năm vẫn ken dày bên nhau toả bóng.
Theo kết quả điều tra của Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Hạt Kiểm lâm Văn Yên rừng nguyên sinh Nà Hẩu có tính đa đạng sinh học về thảm thực vật, khu hệ thực vật và động vật, có nhiều loài gỗ, lâm sản và chim thú quí hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam. Năm 2006, UBND tỉnh Yên Bái đã phê duyệt dự án đầu tư và ra Quyết định thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Ông Nguyễn Tiến Thành, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Văn Yên, Phó giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nói rằng, đây là một tập tục tốt đẹp có những nét tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, nhờ kết hợp giữa tập quán, luật tục dân tộc với qui định của pháp luật, nên công tác bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đi vào nề nếp, đạt hiệu quả cao.
Với phương châm bảo vệ rừng tận gốc và xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, Ban quản lý dự án khu bảo tồn đã giao khoán trên 3.700 ha rừng tự nhiên đặc dụng cho người dân Nà Hẩu chăm sóc, bảo vệ theo hình thức nhóm hộ, được hưởng lợi theo qui định của Nhà nước là 100.000 đồng/ha/năm. Hiện nay xã Nà Hẩu có 6 tổ bảo vệ rừng gồm 154 người phân bố đều ở 5 thôn, đây là cánh tay đắc lực của Hạt Kiểm lâm Văn Yên trong công tác tuần tra bảo vệ rừng, thông qua những người gác rừng bản địa này, cán bộ kiểm lâm vừa tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tham gia xây dựng hương ước, qui ước bảo vệ và phát triển rừng, nắm bắt tình hình ở các khu vực giáp ranh, từ đó tìm ra những biện pháp quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn.
Nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Xã Nà Hẩu có tổng diện tự nhiên là 5.640 ha, trong đó rừng tự nhiên đặc dụng là 4.700 ha. Đất đai sản xuất của người dân rất ít, cuộc sống của 340 hộ đồng bào Mông với trên 1.900 nhân khẩu chủ yếu dựa vào 67 ha ruộng nước, vài chục ha ngô đồi. Sống giữa kho tài nguyên quí giá, trong khi cuộc sống còn nghèo, khó khăn thiếu thốn nhưng người dân Nà Hẩu không xâm hại đến rừng. Trong khi rừng ở nhiều nơi bị tàn phá bởi lòng tham của con người, thì ở đây, hàng nghìn ha rừng nguyên sinh vẫn nguyên vẻ hoang sơ, các loại cây có tuổi đời hàng trăm năm vẫn ken dày bên nhau toả bóng. |
Hồng Vân
Các tin khác
YBĐT - Việc đóng cửa các lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói chung và xã Minh Quân (Trấn Yên) nói riêng đang gặp không ít khó khăn, cần có những giải pháp đồng bộ. >>>Lò gạch thủ công: Bao giờ thôi đỏ lửa
YBĐT - Thực hiện Chỉ thị của Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã tiến hành rà soát, quy hoạch toàn bộ diện tích rừng, đất rừng bao gồm: rừng đặc dụng, rừng và rừng phòng hộ, đất rừng, rừng sản xuất.
YBĐT - Hiện nay, “con thuyền” doanh nghiệp ở Yên Bái rất khó có thể ra biển lớn mà phải thu hẹp thị trường, thậm chí ngừng “ra khơi” là tình trạng phổ biến. Vốn hoạt động chủ yếu vay ngân hàng với lãi suất cao, đầu tư nóng vội, năng lực “thuyền trưởng” yếu kém là nguyên nhân khiến nhiều DN rơi vào cảnh nợ đọng chồng chất, làm ăn thua lỗ...
YBĐT - Dù cuộc sống còn bao nhọc nhằn khốn khó, song lẽ sống “vì mọi người” của vợ chồng anh Sơn, chị Long thật đáng để nhiều người trong chúng ta cùng học tập và làm theo.