Tai nạn giao thông bao giờ hết nhức nhối?

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/12/2011 | 9:48:54 AM

YBĐT - Qua thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Yên Bái còn cho thấy,  các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái do người trẻ tuổi gây ra chiếm tỷ lệ khá lớn. >>Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo ATGT / Tai nạn gia tăng trong Tháng An toàn giao thông

Họp chợ dưới lòng đường gây cản trở giao thông.
Họp chợ dưới lòng đường gây cản trở giao thông.

Trung bình mỗi ngày ở Việt Nam xảy ra trên 100 vụ TNGT, làm chết vài chục người, bị thương vài trăm người

Thấy gì qua những con số ?

Phân tích về các loại đối tượng vi phạm gây TNGT cho thấy: xe khách vi phạm chiếm 19,5%, xe tải vi phạm chiếm 27,6%, xe mô tô vi phạm chiếm 42%. Trong các lỗi vi phạm thì vi phạm về tốc độ chiếm 25,6%, vi phạm về tránh vượt chiếm 9,6%, vi phạm về phần đường, làn đường chiếm 12,8%, vi phạm về quá tải chiếm 2%, vi phạm do nồng độ cồn chiếm 1,7%, do thiết bị an toàn kĩ thuật chiếm 4,3%, không giấy phép lái xe chiếm 7,1%.

Qua đó có thể thấy, số lượng người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm nhiều nhất và đi xe vượt tốc độ quy định là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn. Có thể nói không ngoa rằng, TNGT do xe gắn máy gây ra đang là sát thủ số 1 giết người ở Việt Nam.

Còn trong 53 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, gây chết nhiều người thì 80% số vụ lại do xe khách gây ra. Như vậy, tính bình quân hàng ngày ở Việt Nam xảy ra trên 100 vụ TNGT, làm chết vài chục, bị thương vài trăm người.  Nếu ta làm một phép so sánh với các vụ khủng bố đẫm máu ở I-rắc hàng ngày vẫn được đưa tin trong Bản tin thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam thì càng thấy những hiểm hoạ từ TNGT mang tới ở Việt Nam thật khủng khiếp, nếu không muốn nói đã lên tới mức quốc nạn.

Cũng theo phân tích của Cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Bộ Công an, trong các nguyên nhân gây  TNGT: do con người, do phương tiện, do cơ sở hạ tầng thì nguyên nhân con người (nguyên nhân chủ quan) chiếm tỷ lệ lớn nhất. Trong đó, đối tượng vi phạm có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi chiếm tới 75%, nam giới vi phạm chiếm 78%.

Tính về thời gian số vụ xảy ra ở các ngày cuối tuần, ngày đầu tuần, ngày nghỉ cao hơn nhiều so với các ngày giữa tuần. Địa bàn xảy ra tai nạn thường là các khu đông dân cư, các tuyến quốc lộ, đặc biệt là các điểm “đen” về TNGT.

Tại tỉnh Yên Bái, hầu hết các vụ tai nạn thường xảy ra ở thành phố Yên Bái, ở các huyện có tuyến quốc lộ 70, quốc lộ 32, quốc lộ 37 đi qua. Riêng tuyến quốc lộ 70 với 90km qua địa bàn  các huyện: Yên Bình, Lục Yên nối với Lào Cai là tuyến đường lưu lượng xe lớn, nhiều xe tải nặng, xe khách lưu thông, đường nhỏ, nhiều cua gấp, cua liên tiếp, rãnh thoát nước hở, luôn tiềm ẩn nhiều hiểm hoạ TNGT.

Ngoài các tuyến quốc lộ, các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ do sự xuống cấp, hoặc thiếu những chỉ dẫn giao thông nên cũng thường xuyên xảy ra tai nạn. Ví dụ như đường Nguyễn Tất Thành (Km5 - Yên Bình) ở điểm nối với quốc lộ 70, điểm giao nhau này chưa có vòng xuyến, chưa có sự hướng dẫn giao thông cũng là một  nguy cơ tiềm ẩn. Các tuyến tỉnh lộ cũng vậy.

Qua thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Yên Bái còn cho thấy,  các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái do người trẻ tuổi gây ra chiếm tỷ lệ khá lớn. Điển hình là ngày 14/6, trên địa bàn huyện Yên Bình, Đỗ Thế Anh sinh năm 1986, ở tại Bạch Hà, Yên Bình, chở em ruột là Đỗ Thị Huyền sinh  năm 1992, đi không đúng phần  đường, va vào xe ô tô 21A- 4949 do Nguyễn Thạc Ngọc ở  tại thị trấn Thác Bà điều khiển, làm cả 2 anh em Anh, Huyền  tử vong.

Ngày 9/7 tại cầu Mậu A, Văn Yên, Vũ Văn Nhiêm sinh  năm 1965, điều khiển xe 21V- 9880 đi không đúng phần đường va chạm với xe máy 21T3- 0540 do Nguyễn Văn Luân sinh năm 1991 điều khiển, làm Nhiêm bị chết.

Ngày 14/7, trên quốc lộ  32, địa bàn huyện Văn Chấn,  Lê Duy Hoà, sinh năm 1974 điều khiển xe ô tô đầu kéo 30V- 7928, tự lao xuống vực làm chết phụ xe Phạm Chí Công sinh năm 1993. N

gày 16/7 tại thôn 9 Quy Mông, thành phố Yên Bái (tỉnh lộ 166), Phùng Tiến Tám, ở tại thôn 2 Quy Mông, sinh năm 1993 điều khiển xe máy 21T4-7420 và Đinh Văn Quyên sinh năm 1988, cùng thôn 2, cả hai đi ngược chiều, tránh sai quy định gây tai nạn làm Quyên bị chết.

Ngày 4/8, tại thôn Ngòi Sen, Văn Phú (Tỉnh lộ 168), Trần Văn Đại sinh năm 1987 điều khiển xe ô tô 21H- 4033 va quệt với  xe máy 19K3 - 0056 do ông Bùi Văn Biên, sinh năm 1958 điều khiển, chở vợ là bà Lê Thị Nhiên sinh  năm 1966,  làm ông Biên chết, bà Nhiên bị thương nặng.

Ngày  9/8 tại tổ 45, phường Yên Thịnh, đường Đinh Tiên Hoàng, thành  phố Yên Bái, Phan  Đức Hiếu sinh  năm 1988, điều khiển xe máy 21F1- 5855 đi không đúng phần đường, không  làm chủ tốc độ, đâm vào bà Lê Thị Hoàng Oanh, sinh năm 1952 điều khiển xe máy 21V9- 5788 đi ngược  chiều, làm bà Oanh chết tại chỗ.

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông trên đường Điện Biên, thành phố Yên Bái. (Ảnh: Phí Đức Long)

Giải pháp nào để kiềm chế TNGT?

Chúng ta đã đưa ra nhiều giải pháp để kiềm chế TNGTtừ việc bảo đảm môi trường giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, bảo đảm các phương tiện tham gia giao thông, tuyên truyền giáo dục các đối tượng tham gia giao thông, ngoài ra hàng năm còn có những tháng ATGT.

Từ trung ương tới địa phương đều có Ban ATGT do những người có trọng trách lãnh đạo thực hiện. Ngoài lực lượng chuyên trách như Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, còn có nhiều ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp tham gia vào việc bảo đảm ATGT.

Trong 4 nhóm giải pháp để giảm thiểu TNGT gồm: tuyên truyền vận động người tham gia giao thông thực hiện đúng luật; cưỡng chế thực thi các đối tượng vi phạm luật; xây dựng các thể chế, văn bản pháp luật; hoạch định chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng cũng cần xác định  giải pháp trọng tâm, ít nhất cũng là trọng tâm của từng giai đoạn.

Hiện tại, Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008, gồm 8 chương, 89 điều, trong đó có những điều dành cho người đi bộ, người điều khiển, ngồi trên xe đạp, xe đạp điện, xe thô sơ, người điều khiển, ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, người điều khiển, ngồi trên  xe ô tô đã khá cụ thể. Nếu cứ chấp hành đúng luật pháp, đúng quy định, thực hiện đúng các điều cấm khi tham gia giao thông thì tin chắc 100% TNGT sẽ giảm đi rất nhiều.

Song, việc  tuyên truyền giáo dục trong các nhà trường nhằm nâng cao nhận thức giữ gìn trật tự ATGT cho học sinh, sinh viên vẫn như “nước đổ lá khoai”. Ngay cả việc áp dụng biện pháp ký cam kết, đưa việc vi phạm ATGT vào việc xét hạnh kiểm, xét thi đua cuối kỳ, cuối năm...cũng xem ra chưa mấy hiệu quả. Có lẽ các cơ quan chức năng cần phải tăng cường việc cưỡng chế thực thi bằng các chế tài xử phạt đủ sức răn đe. 

Hiền Lương

Các tin khác
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Thành ủy Yên Bái (người ngồi giữa) thăm hỏi gia đình có trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS tại phường Yên Thịnh. (Ảnh: Thanh Nghị)

YBĐT - Thành phố Yên Bái đã thành lập 10 câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS hoạt động hiệu quả, tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, hành vi của người nhiễm “H” và cộng đồng về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.

Cán bộ kỹ thuật Nhà máy kiểm tra chất lượng sắn tươi trước khi đưa vào sản xuất.

YBĐT - Cây sắn cao sản đã và đang khẳng định được vị trí trên vùng đất dốc, cùng mối liên kết công - nông bền vững giúp đem lại thu nhập cho người nông dân thêm dấu cộng cho diện mạo mới của nông thôn vùng cao. >>Cần quy hoạch vùng sản xuất sắn

Trạm xử lý chất thải lỏng 4 khoang hiện chỉ còn 2 khoang hoạt động.

YBĐT - Việc hệ thống xử lý rác thải y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái hàng ngày đang phải “gồng mình” xử lý khối lượng lớn rác thải là điều đáng phải suy nghĩ và lo ngại hiện nay.

Cán bộ y tế xã Tà Xi Láng (Trạm Tấu) đi phòng chống dịch bệnh ở cơ sở. (Ảnh: Sùng A Hồng)

YBĐT - Trong những năm gần đây, nguồn lực y tế tuyến xã (gồm nguồn nhân lực và cơ sở vật chất trang thiết bị tại các trạm y tế xã) trên địa bàn tỉnh Yên Bái gặp rất nhiều khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục