Sống với thời hoa lửa

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/4/2012 | 10:51:38 AM

Tôi gọi cái thời của các anh – thời của những chiến sỹ Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 246, Đoàn 3005 Trường Sơn ngày ấy là thời hoa lửa. Bởi đó là thời trai trẻ hào hùng nhất, đẹp đẽ, ý nghĩa nhất song cũng đầy gian khổ và hy sinh. >>Trả nghĩa với đồng đội đã khuất / Đoàn 3005 Trường Sơn họp mặt kỷ niệm 40 năm nhập ngũ và đi B

Đang tải video về hoặc trình duyệt không hỗ trợ

Lệnh Tổng động viên năm 1972 và lời kêu gọi của Bác “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, trong số những chiến sỹ của Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 246, Đoàn 3005 Trường Sơn ngày ấy có người là sinh viên Đại học Sư phạm miền Bắc, lại có những người đã là giáo viên đứng trên bục giảng, người là thanh niên nông thôn tay cuốc tay cày, cũng có không ít người là công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp.

Gác lại những ước mơ để vào Nam – đi B, họ xông pha ra tuyến lửa, thề quyết tử cho Tổ quốc, với sức trẻ phơi phới và niềm tin kiêu hãnh vào chiến thắng chính nghĩa của dân tộc.

            Họ vẫn dành cho nhau phút tri ân đồng đội.

Hà Lâm Kỳ, chàng sinh viên của Đại học Sư phạm miền Bắc được biên chế vào các tiểu đoàn sinh viên ra trận ngày ấy, giờ đã trở thành nhà văn, Hiệu trưởng của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Yên Bái. Cuộc sống và những bộn bề công việc vẫn không thể lấy đi của ông những phút giây quý giá như thế này. Họ - hai người bạn lính lại chụm đầu bên nhau cùng ôn lại kỷ niệm của một thời hoa lửa, đọc cho nhau nghe nhật ký hành quân.

     Đôi bạn già lại chụm đầu đọc cho nhau nghe nhật ký hành quân...

600 người ra đi chỉ còn hơn 100 chiến sỹ Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 246, Đoàn 3005 Trường Sơn trở về. 37 năm chiến tranh đã đi qua, mái đầu xanh của những chiến sỹ của Tiểu đoàn 4, năm xưa giờ đã điểm nhiều sợi bạc, song họ vẫn đã và đang là những người lính tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa, lao động sản xuất của địa phương. Bởi họ đã nguyện một lòng sống cho sao xứng đáng với những đồng đội đã khuất, xứng đáng với một thời không thể nào quên.

Phạm Minh - Thanh Tân

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục