Quyền của cán bộ công chức: Thực hiện đúng luật chưa?

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/5/2012 | 9:22:19 AM

YBĐT - Nhiều năm nay, ở hai huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái, nhiều cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cứ "đến hẹn lại lên": nữ cứ đủ 50 tuổi, nam đủ 55 tuổi là được thông báo nghỉ chế độ, kể cả cán bộ diện huyện quản và diện tỉnh quản.

Danh sách 48 cán bộ, công chức, viên chức của huyện Mù Cang Chải nghỉ hưu từ năm 2009 đến nay.
Danh sách 48 cán bộ, công chức, viên chức của huyện Mù Cang Chải nghỉ hưu từ năm 2009 đến nay.

“Quyền” của người lao động... về đâu?
Từ năm 2007 đến nay, khi thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tại điểm b, điều 50 số 71/2006/QH11 Quốc hội khóa XI ban hành ngày 29/6/2006 quy định về điều kiện hưởng lương hưu đối với nhóm đối tượng làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7 trở lên hoặc công việc năng nhọc, độc hại nguy hiểm có quy định: “Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định”.

Tuy nhiên, đến nay ở các huyện vùng cao như Mù Cang Chải, Trạm Tấu đang áp dụng tuổi nghỉ hưu đối với nam là 55, nữ 50 tuổi.

Tương tự như vậy, một số cơ sở y tế ở thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình, Trấn Yên cũng đang áp dụng đối với một số cán bộ y tế làm công việc nặng nhọc, độc hại như: nữ hộ sinh, cán bộ xét nghiệm… nghỉ hưu ở tuổi 50 đối với nữ theo quy định tại khoản 2 điều 25 Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.

Những bất cập này khiến quyền lợi của người lao động bị thiệt thòi và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quy hoạch, phát triển cán bộ ở vùng khó khăn.

Chị Lương Thị Cậy, sinh năm 1957, nguyên y sỹ Khoa Lao Bệnh viện Đa khoa tỉnh bức xúc: "Lẽ ra năm 2012 này, tôi mới chính thức nghỉ hưu nhưng không hiểu sao tháng 4/2008, tôi được cơ quan thông báo và có quyết định nghỉ chế độ trong khi bản thân đang có nhu cầu cống hiến, công tác. Hiện tại, tôi được hưởng lương hưu 2,3 triệu đồng/tháng. Tôi mong muốn các cơ quan chức năng phải xem xét những mất mát về tinh thần lẫn vật chất cho tôi”.

Không riêng gì chị Cậy, rất nhiều cán bộ đã và đang công tác tại các cơ sở y tế cũng không đồng tình với việc làm không đúng Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định.

Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Trấn Yên từ năm 2007 đến nay đã có 3 nữ hộ sinh phải nghỉ theo chế độ này, trong đó, hai người viết đơn có nguyện vọng xin ở lại công tác nhưng buộc phải nghỉ “sớm”, đó là chị Trần Thị Phương và chị Nguyễn Thị Nhi.

Chị Đào Minh Hoa - sinh năm 1958, nguyên kỹ thuật viên xét nghiệm tại Khoa Xét nghiệm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh:

 

 

Khi tôi ở tuổi 52, vẫn đang trong độ tuổi lao động theo quy động của Luật Lao động (đến 55 tuổi), công tác bình thường, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, không ốm đau nằm điều trị lâu dài, vậy tại sao tôi phải dừng lại để nghỉ hưu, trong khi bản thân đang có nguyện vọng muốn được tiếp tục công tác đến năm 55 tuổi theo quy định của Nhà nước?

 

* Chị Vừ Thị Pàng - cán bộ Huyện ủy Mù Cang Chải:

 

 

Luật Bảo hiểm xã hội và một số văn bản hướng dẫn đã nêu rất rõ ràng nhưng không hiểu sao tỉnh vẫn áp dụng theo luật cũ? Điều đó gây ảnh không nhỏ đến công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ từ cấp xã, thị trấn đến cấp huyện và thiệt thòi về quyền lợi cho người lao động”. 

Khi được hỏi căn cứ vào đâu mà Bệnh viện Đa khoa huyện giải quyết chế độ cho các cán bộ đến tuổi nghỉ (mà họ vẫn nằm trong độ tuổi 50-55) và đang có nhu cầu công tác, lãnh đạo Bệnh viện cho hay là căn cứ vào Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc, đặc biệt là Công văn 653/SYT-TCCB ngày 9/8/2006 của Sở Y tế Yên Bái về việc báo cáo cán bộ, viên chức đủ điều kiện tuổi đời, thời gian công tác để nghỉ hưu từ quý VI năm 2006 và năm 2007, Công văn 830/SYT-TCCB ngày 11/8/2010 của Sở Y tế Yên Bái về việc thực hiện các quy định của Nhà nước về nghỉ hưu đối với cán bộ, viên chức.

Luật thua... “lệ làng”!
Không riêng gì một số cán bộ ở ngành y tế nhiều năm qua bị mất “quyền” lao động mà nhiều năm nay ở hai huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu, nhiều cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cứ "đến hẹn lại lên": nữ đủ 50 tuổi và nam đủ 55 tuổi là được thông báo nghỉ chế độ, kể cả cán bộ diện huyện quản và cán bộ diện tỉnh quản.

Trong khi đó, Luật Bảo hiểm xã hội và một số văn bản hướng dẫn (Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc) cho phép người lao động được quyền nghỉ trong khoảng 5 năm (tức là nữ từ đủ 50 đến 55 tuổi, nam từ đủ 55 đến 60 tuổi (tại điểm b, điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và mục 2, điều 26 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP).

Tính từ năm 2009 đến tháng 3/2012, huyện Mù Cang Chải đã giải quyết cho 48 cán bộ, công chức, viên chức và lao động nghỉ chế độ thuộc diện huyện quản lý và 4 cán bộ thuộc diện tỉnh quản.

Huyện Trạm Tấu từ năm 2007 đến nay đã giải quyết cho 42 cán bộ, công chức, viên chức và lao động nghỉ chế độ. Trong số đó, nhiều lao động đang có nhu cầu ở lại công tác thì buộc phải “nghỉ hưu”.

Lý giải điều này, lãnh đạo huyện Mù Cang Chải cho rằng: do tiền lệ từ trước tới nay, huyện vẫn áp dụng như thế (nữ 50 tuổi, nam 55 là được nghỉ hưu), tức là áp dụng theo quy định tại khoản 2, điều 25, Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ, trong khi  Nghị định 152/2006/NĐ-CP ra đời đã thay thế, bãi bỏ các nội dung của Nghị định số 12/CP. Vì vậy, mới có chuyện nhiều cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở Mù Cang Chải nói: Luật thua “lệ làng”!

Nguyên nhân và giải pháp
Nguyên nhân trước hết phải nói tới là đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh còn hạn chế mới dẫn đến việc vận dụng luật chưa đúng.

Hơn nữa, trong quá trình công tác, đội ngũ này không kịp thời cập nhật các văn bản có liên quan. Ví dụ: trước năm 2006 thực hiện Điều 25 Điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại khoản 2 có quy định về thời điểm được nghỉ hưu: nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên mà trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc một trong những trường hợp sau: đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại; đủ 15 năm ở những nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.

Nhưng đến năm 2007, khi thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 tại điều 50, khoản b đã quy định với nội dung như đã nêu ở phần đầu bài viết.

Điều này có nghĩa: người lao động có ít nhất 15 năm làm nghề độc hại, 20 năm đóng bảo hiểm thì được hưởng lương hưu sớm hơn 5 năm so với người làm việc trong điều kiện bình thường mà không bị trừ phần trăm lương hưu, Luật Bảo hiểm xã hội đã nêu vấn đề này phải được hiểu là “quyền” được nghỉ hưu của người lao động chứ không phải là “trách nhiệm” phải nghỉ. Vì vậy, người lao động có thể sử dụng hoặc không sử dụng “quyền” mà pháp luật đã dành cho mình.

Như vậy, việc hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và một số cơ sở y tế đang áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu đối với nữ ở tuổi 50 và nam ở tuổi 55 là không đúng với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, như đã phân tích.

Thiết nghĩ, đã đến lúc tỉnh cần phải ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đang hưởng hệ số phụ cấp khu vực 0,7 trở lên và ngành y tế sớm áp dụng chính sách nghỉ hưu cho các nhóm ưu tiên theo điểm b của điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và mục 2, Điều 26 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP.

Ngoài ra, ngành bảo hiểm xã hội cũng phải thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt Luật Bảo hiểm xã hội và các chính sách của  Đảng và Nhà nước đến người lao động và các cơ quan chuyên môn đặc biệt trong nắm bắt các nội dung mới, thay đổi mới.

Đặc biệt, ngành lao động - thương binh và xã hội, ngành bảo hiểm xã hội, phòng nội vụ các cấp cần bố trí những cán bộ có năng lực, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ để làm công tác này nhằm tránh tham mưu chậm dẫn đến những sai sót không đáng có.

Văn Tuấn

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục