“Biệt thự” làng cam

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/10/2012 | 2:20:47 PM

YBĐT - Về tổ dân phố 8 thị trấn Nông trường Trần Phú (Văn Chấn) hôm nay, chúng tôi như lạc giữa những con phố lớn. Nhiều ngôi nhà biệt thự lộng lẫy và hoành tráng đang mọc lên xen lẫn những vườn cam bạt ngàn, trĩu quả. Chủ nhân của những ngôi "biệt thự" này không phải là ai khác mà chính là những nông dân chân lấm tay bùn…

Anh Thống bên vườn cam 2 ha của gia đình.
(Ảnh: Thanh Ba)
Anh Thống bên vườn cam 2 ha của gia đình. (Ảnh: Thanh Ba)

Chúng tôi đến thăm "biệt thự" của anh Nguyễn Trung Kiên đúng lúc anh vừa đi phun thuốc phòng chống sâu cho vườn cây cam về. Giơ tay gạt vội mấy hạt mồ hôi đẫm ướt trên trán, anh Kiên cho biết: "Trước đây, gia đình mình cũng nghèo lắm nhưng cuộc sống đã khởi sắc nhiều nhờ có cây cam và con ba ba. Hiện nhà mình có 200 cây cam và 300 m2 mặt hồ nuôi ba ba, mỗi năm cũng cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Nhờ cây cam và con ba ba mà gia đình mình đã xây dựng được "biệt thự" trị giá trên 800 triệu đồng năm 2008". Chia tay với anh Kiên, tôi ghé thăm trang trại trồng cam của gia đình anh Nguyễn Văn Thống.

Là một trong những gia đình trồng cam đầu tiên ở đất này và cũng nhờ cây cam mà hiện tại cuộc sống của anh Thống đã trở nên giàu có. Nhấp chén trà nóng, anh Thống nhớ lại: "Vào những năm 1994, 1995, bố tôi là Nguyễn Văn Lộc (năm nay đã 85 tuổi) đã lấy 5 - 10 cây cam ở xuôi lên trồng, mục đích ban đầu là trồng để ăn và để cho đẹp vườn nhưng cây cam qua năm tháng không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình mà còn mang lại giá trị kinh tế cao".

Thấy cây cam ở vùng đất này ngày càng được thị trường ưa chuộng, gia đình anh Thống đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích chè bị cằn cỗi, thoái hóa cho thu nhập thấp sang trồng cam. Cứ như vậy, đến nay gia đình anh đã có khoảng 2 ha cam, trong đó cam sành và cam canh là chủ yếu, mỗi năm xuất ra thị trường trên 30 tấn, cho thu nhập trên 300 triệu đồng/ năm".

Dẫn chúng tôi đi một vòng thăm trang trại trồng cam của gia đình, anh Thống giới thiệu từng gốc cam được trồng từ năm nào và mỗi năm cây nào cho thu nhập cao, cây nào cho thu nhập thấp. Khi tôi đưa mắt trông về ngôi nhà biệt thự lộng lẫy nằm bề thế giữa vườn cam, anh Thống vỗ vào vai tôi phấn khởi: "tất cả nhờ cam đấy nhà báo ạ".

Đến nay, tổ 8 thị trấn Nông trường Trần Phú có 63 hộ với 223 khẩu thì chỉ còn 1 hộ nghèo. Cây cam đã thay đổi cuộc sống mới cho người dân nơi đây.

Ông Đoàn Hữu Hậu - Bí thư chi bộ tổ 8 cho biết: "Người dân ở tổ 8 không có đất trồng lúa nên hiện nay 100% hộ dân trong tổ đều trồng cam, hộ nhiều thì hơn 2 ha, hộ ít thì cũng xấp xỉ 1000m2.. Chủ yếu là giống cam sành, cam đường canh, cam sen, cam Vinh. Sản lượng cam xuất ra thị trường mỗi năm từ 800 - 850 tấn, bán với giá từ 9.500 đồng - 10.000 đồng đã đem về doanh thu hàng năm cho người dân trên 8 tỷ đồng. Nhiều hộ có thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng như gia đình ông Nguyễn Văn Thống, Nguyễn Văn Quốc, Hà Đình Tâm, Bùi Thanh Lâm, Trần Duẫn Thung..., số hộ dân còn lại trong tổ đều có thu nhập từ 70 - 200 triệu đồng/năm".

Nhờ khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây hợp với việc trồng cam nên những năm qua, số diện tích chè thoát hóa, cằn cỗi, kém chất lượng, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cam và cho hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, theo người dân thì việc trồng cam và chăm sóc còn dễ hơn nhiều so với trồng chè. Một người dân trong tổ so sánh, nếu như trồng chè hàng năm phải phun nhiều đợt thuốc, bón nhiều lần phân thì cây cam chỉ bón phân 1 lần và hàng tháng phun thuốc phòng bệnh và cuối năm là cho thu nhập.

Điều đặc biệt, việc trồng cam đối với người dân nơi đây giờ đã trở thành phong trào, vui hơn khi thương hiệu cam của những nông dân tay lấm chân bùn nay đã được người dân các tỉnh: Phú Thọ, Hà Nội, Nghệ An, Sơn La, Yên Bái ưa chuộng. Và cứ vậy, vào độ tháng 11 dương lịch đến sau tết Nguyên đán hàng năm tổ 8 lại vui như ngày hội bởi hàng ngày có hàng chục chiếc xe lớn nhỏ vào mua thu gom cam về xuôi, lên ngược. Trên khuôn mặt của những người nông dân luôn nở nụ cười vì cam được giá.

 

Nhờ cây cam và ba ba mà gia đình anh Nguyễn Trung Kiên đã xây dựng được một “biệt thự” khang trang, sạch đẹp. (Ảnh: Anh Hải)

Trao đổi với chúng tôi, anh Phạm Văn Thành - Bí thư Đảng bộ thị trấn Nông trường Trần Phú cho biết: "Hàng năm, Đảng bộ đã chỉ đạo cho chi bộ tổ 8 xác định cây cam là mũi nhọn trong việc xóa đói giảm nghèo vườn lên làm giàu. Ngoài ra, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo nhân dân chuyển đổi diện tích chè xấu, bị thoái hóa, kém chất lượng sang trồng cam ở các tổ 7, 19/5 và một phần của tổ 3 và tổ 6 vì thổ nhưỡng ở nơi này rất hợp với cây cam".

Đời sống khá giả cũng đã tạo điều kiện cho con em được ăn học đàng hoàng. Đến nay, trong tổ có 9 cháu đang học đại học và cao đẳng. Số con em thành đạt đang làm việc ở nhiều địa phương có 34 người. Nhiều hộ gia đình được bình chọn là gia đình hiếu học, tiêu biểu như hộ ông Trịnh Lương Bằng, Doãn Minh Tuân...

Đến nay, nhờ cây cam mà nhiều hộ dân trong tổ 8 đã khá giả. Hầu hết, người dân trong tổ đã xây được nhà cửa, trong đó có 15 ngôi nhà được thiết kế theo kiểu "biệt thự", mỗi nhà trị giá trên 700 triệu đồng trở lên. Tất cả đang tạo nên một dáng dấp của bộ mặt thôn mới ở một vùng đất mà ít ai ngờ sẽ làm giàu được từ cây cam. Nay cây cam đã thành hiện thực và trở thành cây chủ lực của người dân tổ 8 trong việc phát triển kinh tế vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình.

Hà Tĩnh

Các tin khác
Gia đình Sùng A Lù thường xuyên thiếu ăn do sinh đẻ quá nhiều.

YBĐT - Trong số các thôn bản người Mông sinh sống của Cát Thịnh thì Khe Chất xem ra chậm tiến hơn. Có phần trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể địa phương nhưng chủ yếu từ cán bộ, người dân.

Tràn lan đồ chơi Trung Quốc.

YBĐT - Hiện thị trường đang tràn ngập các loại đồ chơi không đảm bảo chất lượng, thậm chí có thể chứa những chất độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà thiếu vắng sự can thiệp thường xuyên của cơ quan chức năng khiến cho người tiêu dùng cảm thấy lo ngại.

Thi công đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái. (Ảnh: Hà Linh)

YBĐT - Kể từ khi xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua nhiều địa phương trong tỉnh Yên Bái đã phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống cũng như sản xuất của các hộ gia đình trên tuyến nằm ngoài hành lang giải phóng mặt bằng…

Chị Hà Thị Vân (bên trái) luôn có mặt để tuyên truyền cho hội viên phụ nữ về công tác phòng chống HIV/AIDS.

YBĐT - 7 năm trước, bản Chao Hạ 1, Chao Hạ 2, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) được gắn với cái tên làng HIV. Chùng ấy năm quá đủ để người dân thấm thía nỗi đau, sự khủng khiếp mà “quả cầu gai” mang lại. Chao Hạ bây giờ không còn sự kỳ thị, phân biệt với người nhiễm HIV như trước, song những hệ luỵ của nó dường như vẫn còn đeo đẳng mãi…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục