Chi 50.000 tỷ đồng đầu tư phát triển lưới điện nông thôn

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/4/2014 | 1:55:27 PM

Trong 15 năm từ 1998 đến 2013, EVN đã tập trung các nguồn lực để đầu tư tới 50.000 tỷ đồng cho phát triển lưới điện nông thôn trên 62 tỉnh/thành phố, trong đó, riêng vốn vay ODA ở con số 2,5 tỷ USD.

Báo cáo Chính phủ tổng kết đánh giá về 15 năm KĐKH nông thôn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong thời gian 15 năm qua từ 1998 - 2013, EVN đã tập trung nhiều nguồn lực để thực hiện đầu tư phát triển lưới điện nông thôn từ các nguồn vốn KHCB của EVN, vốn vay thương mại, vốn vay ODA, vốn ngân sách trung ương với tổng số vốn đầu tư khoảng 50.000 tỷ trên địa bàn 62 tỉnh/thành phố (trừ Tp Hồ Chí Minh).
Trong đó, riêng vốn vay ODA của các Tổ chức quốc tế là hơn 2,5 tỷ USD. Qua đó, nâng tỷ lệ số xã, hộ dân có điện lưới từ năm 1998 là 6.673/8.885 xã đạt tỷ lệ 75,1% và 7,111/ 11,384 triệu hộ dân nông thôn đạt tỷ lệ 62,5% lên cuối năm 2013 có 9.002/9.086 xã có điện lưới đạt tỷ lệ 99,1% và có 16,225/16,620 triệu hộ dân nông thôn có điện lưới đạt tỷ lệ 97,62%. Tăng thêm 2.329 xã có điện tương đương tăng thêm 24% và tăng thêm hơn 9 triệu hộ dân có điện tương đương tăng thêm 35,12% số hộ dân nông thôn.

5.050 tỷ đồng cho các dự án khu vực "nhạy cảm"

Các dự án do EVN thực hiện sử dụng vốn vay các Tổ chức quốc tế trong giai đoạn này là nguồn vốn chủ đạo thực hiện việc đầu tư cấp điện cho khu vực nông thôn. Cùng với các dự án này, EVN nhận trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị do Chính phủ giao đảm bảo an ninh trật tự chính trị xã hội tại một số khu vực nhạy cảm chính trị, với tổng vốn 5.050 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách 85% là 4.292 tỷ đồng và vốn của EVN 15%.

Chẳng hạn, dự án “Cấp điện cho các thôn bản chưa có điện 5 tỉnh Tây nguyên” sử dụng 85% vốn ngân sách và 15% vốn của EVN có tổng mức đầu tư gần 1.300 tỷ đồng, cấp điện cho hơn 1200 thôn buôn với tổng số hơn 116.000 hộ dân. Thực hiện 2006 – 2009.

Dự án “đưa điện lưới ra huyện Đảo Cô Tô” có tổng vốn đầu tư gần 1.106 tỷ từ nguồn vốn của tỉnh Quảng Ninh và vốn của EVN. Dự án cung cấp điện cho hơn 1.600 hộ dân; Thực hiện 2012- 2013.

Dự án cấp điện cho huyện đảo Phú Quốc có tổng vốn đầu tư gần 2.336 tỉ đồng, sử dụng vốn vay của WB và vốn đối ứng của EVNSPC, cấp điện cho hơn 16.000 hộ dân trên đảo Phú Quốc được sử dụng điện lưới; Thực hiện 2011-2013.

Dự án Cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm với  tổng mức đầu tư là 652 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách cấp 85% và vốn của EVN là 15%, đồng bộ với hệ thống lưới điện trên đảo đang được thi công do EVN thực hiện bằng ngồn vốn vay kfW có tổng vốn đầu tư 14 tỷ đồng, cấp điện cho 5.714 hộ dân. Thực hiện 2013-2014.

Các dự án cung cấp điện cho khu vực nông thôn đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đảm bảo trật tự an ninh quốc phòng, tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nông dân nông thôn, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi tập quán và quy mô canh tác, tăng vụ, tăng sản lượng các sản phẩm nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế các địa phương và tăng thu nhập cho các hộ dân nông thôn.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Hội viên Chi hội Cựu chiến binh thôn Đào Kiều 1 và nhân dân tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm tạo cảnh quan sạch đẹp.

Xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm mục tiêu phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân trong xã năm 2024 đạt 74% trở lên; trong đó chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 61%, chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 81%, chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống 68%.

Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện Văn Chấn năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện. Ảnh minh họa.

Yên Bái đã đạt được sự thành công đáng kể trong việc xây dựng trường học hạnh phúc dựa trên tư tưởng và triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ vào việc vận dụng các nguyên tắc và giá trị tư tưởng của Người, Yên Bái đã tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh và góp phần vào sự nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.

Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục