Xây dựng nông thôn mới ở Dế Xu Phình: Còn khó khăn

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/5/2014 | 2:35:57 PM

YBĐT - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) được bắt đầu triển khai ở Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) từ năm 2011. Xã đã sớm thành lập Ban quản lý xây dựng NTM của xã và các tiểu ban tại thôn, bản. Tuy nhiên, địa phương đã gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện chương trình.

Những tuyến kênh mương có taluy cao gần đến chục mét ở xã Dế Xu Phình đòi hỏi nhiều công sức xây dựng.
Những tuyến kênh mương có taluy cao gần đến chục mét ở xã Dế Xu Phình đòi hỏi nhiều công sức xây dựng.

Dế Xu Phình có địa hình phức tạp, khoảng 80% diện tích là đồi núi có độ dốc cao; dân sinh sống không tập trung, các bản làng nằm cách nhau hàng chục km; gần như 100% là đồng bào Mông, trình độ văn hóa chưa đồng đều, nhận thức còn hạn chế, cuộc sống chủ yếu chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn là những rào cản cho việc thực hiện chương trình xây dựng NTM của địa phương.

Mặc dù các vụ mùa hàng năm xã đã chỉ đạo duy trì gieo cấy 213,28ha lúa nước, 115,81ha ngô và 17ha rau, mầu nhưng do ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết nên năng suất bình quân chỉ đạt 3,7 tấn/ha đối với cây lúa nước và 4 tấn/ha đối với cây ngô đồi. Việc tăng vụ cũng chưa được thực hiện mạnh mẽ, như vụ lúa đông xuân năm 2012 - 2013, mới thực hiện tăng vụ đạt 35,6/40ha và vụ năm 2013 - 2014 thì mới chỉ thực hiện được 36,5/40ha.

Việc phát triển chăn nuôi cũng rất chậm do các loại dịch bệnh diễn ra thường xuyên nên đã làm giảm đáng kể số lượng gia súc, gia cầm. Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người trong xã còn thấp, mới đạt khoảng từ 450.000 đồng đến 500.000/đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao, với khoảng gần 300 hộ nghèo, trên 30 hộ cận nghèo và 30 gia đình vẫn còn sống trong những ngôi nhà dột nát chưa được xóa.

Kinh tế khó khăn nên việc đóng góp tiền của vào Chương trình xây dựng NTM cũng hết sức hạn chế. Cùng đó, địa hình xã có độ dốc cao, khi mở đường giao thông hay làm kênh mương tốn rất nhiều công sức cho việc đào đắp, san gạt mặt bằng… do đó, xã mới kiên cố hóa được 2km đường bê tông nông thôn.

Đến nay, xã mới chỉ thực hiện đạt 4/19 tiêu chí xây dựng NTM, đó là các tiêu chí về: quy hoạch và phát triển theo quy hoạch, điện, y tế và an ninh, trật tự xã hội. 15 tiêu chí còn lại đang gặp khó khăn trong thực hiện. Hiện toàn xã mới có 2 nhà văn hóa cộng đồng, trong đó có 1 nhà được làm bằng gỗ, còn 1 nhà xây cấp 4 nhưng đã xuống cấp.

Các khu vui chơi thể thao cũng chưa có đất để xây dựng. Điểm bưu điện văn hóa xã tuy đã có nhà cấp 4 nhưng trang thiết bị vẫn còn nghèo nàn, mạng Internet mới chỉ đến được bản Dế Xu Phình A - bản nằm ở trung tâm xã. Chợ nông thôn cũng chưa có vì bà con đồng bào nơi đây sống rải rác trên các sườn núi cao, cuộc sống phần lớn là tự cung tự cấp, khó hình thành được các tổ hợp dịch vụ và trung tâm trao đổi buôn bán hàng hóa.

Ông Vàng A Dờ - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Khi có Chương trình xây dựng NTM, nhân dân trên địa bàn xã mừng và phấn khởi lắm nhưng nói đến việc đóng góp tiền của, công sức thì dân lại lo lắng vì cuộc sống của bà con đồng bào ở đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn, không thể tham gia đóng góp được, chỉ có thể đóng góp bằng ngày công nhưng cũng khó đáp ứng, vì các tuyến đường và kênh mương ở xã thường dài đến chục cây số, ta luy cao đến hàng chục mét nên khối lượng đất đá không hề ít chút nào. Chúng tôi rất mong có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước để tạo điều kiện cho xã sớm hoàn thành việc xây dựng NTM, nâng cao đời sống cho nhân dân".

Một khó khăn nữa phải kể đến đó là việc tuyên truyền, vận động của xã chưa được thường xuyên, sâu rộng. Thậm chí nhiều thành viên trong Ban quản lý xây dựng NTM của xã cũng chưa hiểu hết về vai trò của mình và chưa nắm bắt kịp thời các nội dung về mục tiêu, nhiệm vụ cũng như thiếu kinh nghiệm, giải pháp xử lý mọi công việc trong chương trình xây dựng NTM trên địa bàn. Cùng đó là các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của huyện chưa cụ thể, vẫn còn chung chung khiến xã nhiều khi lúng túng.

Với những hạn chế, khó khăn đang gặp phải, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, đòi hỏi Dế Xu Phình có nhiều sự năng động, sáng tạo, tích cực hơn nữa mới có thể thực hiện được Chương trình.

Sùng A Hồng

Các tin khác
Hội viên Chi hội Cựu chiến binh thôn Đào Kiều 1 và nhân dân tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm tạo cảnh quan sạch đẹp.

Xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm mục tiêu phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân trong xã năm 2024 đạt 74% trở lên; trong đó chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 61%, chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 81%, chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống 68%.

Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện Văn Chấn năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện. Ảnh minh họa.

Yên Bái đã đạt được sự thành công đáng kể trong việc xây dựng trường học hạnh phúc dựa trên tư tưởng và triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ vào việc vận dụng các nguyên tắc và giá trị tư tưởng của Người, Yên Bái đã tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh và góp phần vào sự nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.

Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục