Tiền đề xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/4/2013 | 2:53:59 PM

YBĐT - Là địa phương có hệ thống đường giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy, đường sắt lại tiếp giáp với thành phố Yên Bái và thị trấn Cổ Phúc, xã Nga Quán (Trấn Yên) có những thuận lợi để người dân phát huy tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trang trại gần 1.000 con lợn nái của gia đình ông Phùng Văn Hà, thôn Hồng Thái.
Trang trại gần 1.000 con lợn nái của gia đình ông Phùng Văn Hà, thôn Hồng Thái.

Với diện tích đất ruộng ít, cả năm chỉ có 136ha lúa, người dân Nga Quán đã đưa các giống lúa chất lượng cao vào gieo cấy và đang dần hình thành những vùng lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa ở các thôn Hồng Hà, Hồng Thái... Gia đình anh Lê Đức Trung, thôn Hồng Hà chỉ có vài sào lúa cấy quanh năm không đủ ăn.

Những năm gần đây, anh mạnh dạn đấu thầu trên 1 mẫu ruộng và đưa 80% giống lúa chất lượng cao vào gieo cấy. Nhờ biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đầu tư sản xuất, thâm canh mang lại hiệu quả cao, mỗi năm, gia đình bán ra thị trường 2 tấn lúa cho thu nhập 20 triệu đồng. Cùng với trồng lúa, gia đình anh chăn nuôi lợn, trong chuồng lúc nào cũng có từ 20 - 30 con lợn và 3 con trâu.

Là một trong số những địa phương có thị trường tiêu thụ nông sản rộng lớn, với 80ha đất trồng rau màu cả năm, chính quyền xã vận động nhân dân đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng vụ 3 và tận dụng đất màu, bãi để trồng rau xanh, tập trung trồng những loại rau có giá trị kinh tế cao như: dưa chuột, súp lơ, su hào, đậu đỗ các loại… Xã cũng đã chú trọng vận động nhân dân chăm sóc tốt 17ha chè Bát Tiên với sản lượng hàng năm đạt 104 tấn/ha, thu nhập hàng tỷ đồng.

Bên cạnh đó, xã chú trọng phát triển chăn nuôi, chủ yếu chăn nuôi lợn, gia cầm và thủy sản. Trên địa bàn xã hiện có 2 trang trại lớn, một trang trại chăn nuôi lợn nái quy mô gần 1.000 con và một trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng quy mô 1.000 con, năm 2013 nâng lên 3.000 con. Ngoài ra còn rất nhiều hộ chăn nuôi từ 20 - 50 con lợn thịt và hàng trăm con gà…

 

Gia đình ông Nguyễn Quang Luyến, thôn Hồng Hà sẽ mở rộng trang trại nuôi 3.000 gà đẻ trứng.

Là xã có trình độ dân trí khá cao nên dù không có đất, thiếu tư liệu sản xuất, người dân đã tự lo cho cuộc sống của mình bằng đủ các nghề như: làm thương mại dịch vụ, hình thành những đội thợ xây, đội nấu ăn cho các nhà hàng trên địa bàn thị trấn, thành phố Yên Bái và các dịch vụ thương mại khác từ buôn bán nhỏ, thợ mộc, thợ cơ khí, sửa chữa…

Từ các dịch vụ này, hàng năm cho thu nhập trên 10 tỷ đồng, trên địa bàn xã hiện nay có gần 50% số lao động đi làm các dịch vụ trên. Sự năng động, sáng tạo, cố gắng vươn lên phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo nên từ một xã thuần nông, Nga Quán nay đã có mức bình quân thu nhập đầu người đạt 22,5 triệu đồng.

Toàn xã chỉ còn 22,4% số hộ nghèo theo tiêu chí mới và phấn đấu giảm 10% trong năm 2013 này. Giờ đây, diện mạo nông thôn Nga Quán đã thay đổi, ngày càng xuất hiện nhiều hơn những ngôi nhà xây kiên cố; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.

Ông Phạm Quang Chung - Chủ tịch UBND xã Nga Quán cho biết: “Những gì mà Nga Quán đạt được trong phát triển kinh tế thời gian qua là tiền đề để người dân vươn lên làm giàu, xây dựng nông thôn mới”. Đến nay, xã Nga Quán đã đạt 6 tiêu chí so với tiêu chí chuẩn xây dựng nông thôn mới, gồm: tiêu chí số 15 về y tế, tiêu chí số 16 về văn hóa, tiêu chí số 14 về giáo dục, tiêu chí số 3 về thủy lợi, tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị - xã hội, tiêu chí số 19 về an ninh trật tự.

Để năm 2013 đạt thêm 2 tiêu chí về điện, quy hoạch và phấn đấu năm 2015 đạt 15 tiêu chí, xã tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, nhận thức cho người dân về chủ trương, ý nghĩa, giá trị của việc xây dựng nông thôn mới cũng như cố gắng phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân.

Thực hiện quy hoạch đã được xây dựng, xã tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tối đa các nguồn thu, nguồn lực sẵn có trên địa bàn, huy động đóng góp của dân đồng thời tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, huyện để thu hút các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn, tạo sức mạnh tổng hợp triển khai thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.

 H.D

Các tin khác
Nhân dân xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu bê tông hóa đường nông thôn

Là xã vùng cao, xuất phát điểm thấp, nên khởi đầu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu gặp không ít khó khăn. Song, nhờ sự quan tâm đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm của các cấp, ngành, sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương theo phương châm làm đến đâu chắc đến đó, đến nay, xã đã đạt 10/19 tiêu chí về XDNTM.

Các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình trong giờ hoạt động ngoại khóa.

Hết năm 2023, toàn huyện Yên Bình có 32 trường đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc”.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra công tác phát triển GTNT tại xã Châu Quế Hạ.

Những năm qua, với sự đồng lòng, chung sức của người dân, mỗi năm trên địa bàn huyện Văn Yên có hàng trăm ki-lô-mét đường liên thôn, bản, nội đồng được cứng hóa, góp phần từng bước hoàn thiện hạ tầng GTNT, tạo thuận lợi cho đi lại, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục