Việt Hồng phát triển du lịch ở vùng chiến khu cách mạng

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/5/2022 | 1:53:36 PM

YênBái - Trong 2 năm 2020 - 2021, trên địa bàn xã Việt Hồng đã xây dựng được 2 mô hình homestay đủ điều kiện hoạt động phục vụ khách du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống, thăm quan các điểm di tích trên địa bàn.

Các sản phẩm được làm từ đồ thủ công mỹ nghệ được nhiều du khách lựa chọn khi đến với xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên.
Các sản phẩm được làm từ đồ thủ công mỹ nghệ được nhiều du khách lựa chọn khi đến với xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên.

Xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên nằm trong quần thể Di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần cách mạng, nơi đây chứa đựng những giá trị văn hóa - lịch sử cùng sự đa dạng, phong phú của cảnh quan thiên nhiên. Vì thế, những năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị lịch sử, văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch luôn được quan tâm, chú trọng; các thiết chế văn hóa được đầu tư nâng cấp, hoạt động có hiệu quả, góp phần thu hút đông đảo du khách gần - xa, tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương. 

Thời gian qua, xã Việt Hồng luôn chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Đến nay, công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã đã đạt được những kết quả nhất định. 

Điển hình như Lễ Hạ điền, Lễ hội đình Làng Dọc được duy trì và tổ chức thường niên 2 kỳ trong năm vào mùng 3, 4 tháng giêng (Âm lịch); Lễ hội cầu Thần Nông tổ chức ngày 13, 14 tháng 7 (Âm lịch) - đây là lễ hội mang đậm bản sắc của người Tày cổ. Bên cạnh đó, xã đã thành lập các tổ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm đan lát, làm đũa, làm nỏ... để làm đồ lưu niệm phục vụ du khách. 

Anh Nguyễn Anh Sơn - du khách đến từ thành phố Yên Bái cho biết: Tôi đã nhiều lần đến tham quan, du lịch tại Việt Hồng và thấy đặc biệt ấn tượng với phong cảnh nguyên sơ, thiên nhiên và các di tích lịch sử của mảnh đất này. Người dân ở đây thân thiện, ẩm thực hấp dẫn với những món ăn đậm hương vị vùng miền như: lợn nướng, cá suối, rau rừng… 

Hiện, xã Việt Hồng đã và đang phát triển các mô hình du lịch homestay. Trong 2 năm 2020 - 2021, trên địa bàn xã đã xây dựng được 2 mô hình homestay đủ điều kiện hoạt động phục vụ khách du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống, thăm quan các điểm di tích trên địa bàn. 

Ông Hoàng Ngọc Liên ở bản Vần cho biết: Mục tiêu của chúng tôi là khi đến với các homestay, du khách sẽ cùng sống, sinh hoạt với người dân địa phương, cùng tham gia vào các hoạt động của người dân. Tuy nhiên, hiện nay mức độ phát triển du lịch ban đầu ở địa phương còn nhỏ lẻ, chưa có nhiều cơ sở lưu trú nên số lượng du khách còn hạn chế, chủ yếu là du khách trong huyện, trong tỉnh. 

Hướng tới mục tiêu đưa du lịch homestay trở thành một ngành phát triển kinh tế, chính quyền xã Việt Hồng đang tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thúc đẩy ngành du lịch phát triển; phối hợp làm tốt công tác quảng bá định hướng phát triển mô hình du lịch đến từng hộ dân; đồng thời triển khai đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về du lịch, lễ tân, nấu ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; phát triển các sản phẩm đặc trưng như mật ong rừng, bưởi Diễn, rau sạch, chè Bát tiên, nước tinh khiết Bản Nả… 

Trong năm 2021, xã Việt Hồng đã mở lớp học tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày và truyền dạy một số bài hát dân ca Tày; khôi phục phát triển một số sản phẩm truyền thống của dân tộc Tày phục vụ phát triển du lịch. 

Ông Phạm Xuân Cánh - Bí thư Đảng ủy xã Việt Hồng cho biết: Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song xã đã hoàn thành chỉ tiêu về du lịch đón trên 3.000 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt trên 2 tỷ đồng. Tuy mới ở giai đoạn khởi điểm, song qua việc khảo sát đánh giá mức độ tiềm năng, lợi thế sẵn có tại địa phương cùng sự hưởng ứng tích cực của người dân, việc phát triển du lịch trên vùng đất Chiến khu Vần đã bước đầu đạt kết quả tích cực. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ du lịch, thương mại, tăng thu nhập cho người dân từ làm du lịch cộng đồng.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, Đảng bộ, chính quyền xã chú trọng việc giáo dục ý thức bảo tồn về trang phục, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số cho học sinh trong các trường học; chú trọng tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch, phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, bảo vệ tài nguyên môi trường; tiếp tục lựa chọn hộ gia đình để phát triển nhân rộng mô hình homestay, mô hình du lịch trải nghiệm.

Hùng Cường

Các tin khác
Du khách trải nghiệm đánh bắt cá lồng trên hồ Thác Bà.

Nắm bắt nhu cầu du lịch sau đại dịch, huyện Yên Bình đã có nhiều giải pháp kích cầu. Theo đó, các công ty lữ hành, khu nghỉ dưỡng, homestay trên địa bàn huyện đã tập trung vào hoạt động trải nghiệm phát huy lợi thế của du lịch cộng đồng.

Du khách nước ngoài tại Khu du lịch Hello Mù Cang Chải.

Với tiềm năng thế mạnh du lịch dồi dào, tỉnh Yên Bái đã và đang khai thác, đưa vào sử dụng đa dạng các sản phẩm du lịch: cộng đồng, nghỉ dưỡng, sinh thái, mạo hiểm, thu hút sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế. Vài năm gần đây, du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái trên địa bàn dần phát triển mạnh với sự ra đời của hàng loạt khu nghỉ dưỡng, thu hút sự đầu tư rót vốn của các doanh nghiệp lớn.

Du khách thăm gian hàng bán sản phẩm nông nghiệp của đồng bào Mông xã Nà Hẩu.

Thời gian qua, huyện Văn Yên đã tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và mạng xã hội.

Hẻm núi Uvac và những khúc sông uốn lượn quanh co nằm ở phía Tây Nam của Serbia là một trong những địa danh hấp dẫn nhất đất nước này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục