Chủ động phòng bệnh sởi trong mùa đông xuân

  • Cập nhật: Chủ nhật, 12/1/2020 | 9:21:51 AM

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa đông xuân.

Năm 2019, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh ghi nhận 415 người sốt phát ban dạng sởi, trong đó có 212 trường hợp dương tính với sởi, tăng 196 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018. 

Qua điều tra dịch tễ cho thấy: Số người lớn mắc sởi có xu hướng gia tăng. Trong số 212 trường hợp dương tính với sởi, có 54 trường hợp từ 20 tuổi trở lên, người mắc cao nhất là 54 tuổi. Đây là những đối tượng chưa được tiêm chủng hoặc đã được tiêm vaccine phòng bệnh sởi từ lâu nên có miễn dịch thấp, không đủ khả năng phòng bệnh. Bệnh xuất hiện nhiều ở khu vực đông người, như các doanh nghiệp.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: sốt, phát ban và có các dấu hiệu như ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, sau tai), sưng đau khớp. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, người bệnh dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng. Ðối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.

Để chủ động phòng bệnh sởi, người dân cần thường xuyên vệ sinh cá nhân (mũi, họng, mắt, bàn tay) hàng ngày cho trẻ. Nơi ở phải được thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với các trường hợp mắc/nghi mắc bệnh. Phụ nữ có thai không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, cốc, chén, bát, đũa...) đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh.

Bên cạnh đó, làm sạch vật dụng cá nhân, đồ chơi, đồ vật nghi bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch. Hạn chế tập trung nơi đông người, hội họp, đặc biệt tại những nơi chật hẹp, ít thông khí, ở khu vực ổ dịch... Ăn uống đầy đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.

Đồng thời, tiêm vaccine ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vaccine phối hợp sởi - rubella khi trẻ đủ 18 - 23 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Trẻ lớn hơn 5 tuổi, người lớn và phụ nữ trước khi mang thai (ít nhất) 3 tháng cũng cần chủ động tiêm vaccine sởi - quai bị - rubella để phòng bệnh và góp phần ngăn chặn virus sởi lây lan trong cộng đồng.

Khi phát hiện trường hợp có triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi... cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời và tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà.

(Theo VTV)

Các tin khác

Thận yếu có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không? Đây là một trong những vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Thận được biết đến là một trong những Ngũ tạng quan trọng trong cơ thể đóng một vai trò vô cùng to lớn trong hệ bài tiết.

Bạn đọc thân mến! Từ ngày 12/9 chuyên mục "Sức khỏe là vàng” chính thức ra mắt bạn đọc. Đây là chuyên mục do các thầy thuốc của Bệnh viện Đa khoa Hữu Nghị 103 Yên Bái trực tiếp thực hiện và nguồn thông tin từ các tạp chí y khoa danh tiếng nhằm trang bị những kiến thức y khoa cần thiết, giúp bạn đọc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mình.

Tỉnh Yên Bái hiện có trên 215 nghìn học sinh các cấp, trong đó, có 2.972 học sinh nội trú, 23.823 học sinh bán trú và 56.832 trẻ mầm non. Quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo dục về công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các trường học, nhất là đối với các trường nội trú, bán trú, trường có học sinh bán trú là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục - đào tạo và các địa phương

YBĐT - Những hàng đồ ăn có nguy cơ cao không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người sử dụng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục