Cục Quản lý dược: Mua, bán thuốc COVID-19 là vi phạm nghiêm trọng Luật Dược

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/12/2021 | 7:45:08 AM

Việc mua, bán sử dụng thuốc điều trị COVID-19 có dược chất Molnupiravir, Favipiravir trên mạng xã hội là vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật dược; tiềm ẩn nguy cơ xấu đến sức khỏe người dân, nguy cơ thuốc giả, thuốc nhập lậu...

Thuốc điều trị COVID-19 đăng bán trái phép khắp các hội nhóm trên Facebook.
Thuốc điều trị COVID-19 đăng bán trái phép khắp các hội nhóm trên Facebook.

Ngày 7-12, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có văn bản gửi đến Sở Y tế TP.HCM về việc tăng cường kiểm tra, xác minh việc mua bán thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép lưu hành trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.

Theo văn bản này, ngày 7-12, báo chí có phản ánh một số người lợi dụng tâm lý lo lắng và nhu cầu dự trữ thuốc điều trị COVID-19, tình trạng thiếu hụt gói thuốc C nên rao bán trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến các loại thuốc điều trị COVID-19 có dược chất Molnupiravir (đang thử nghiệm lâm sàng) hoặc thuốc nước ngoài chứa dược chất Molnupiravir, Favipiravir (chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam).  

Cục Quản lý dược cho hay việc mua, bán, sử dụng các thuốc không được phép lưu hành trên thị trường này là vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật dược và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng chống dịch, nguy cơ thuốc giả, thuốc nhập lậu.

Để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, thực hiện nghiêm Luật dược 2016 và chấn chỉnh tình trạng trên, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo Thanh tra sở phối hợp các đơn vị chức năng khẩn trương kiểm tra việc phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc điều trị Molnupiravir đang được thử nghiệm lâm sàng tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP.

Các trường hợp vi phạm cần xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm, tránh thất thoát, thẩm lậu thuốc ra ngoài thị trường. Trường hợp phát hiện dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Cục Quản lý dược cũng yêu cầu Sở Y tế TP.HCM tham mưu cấp có thẩm quyền, phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn TP như: Ban chỉ đạo 389, Công an và các cơ quan chức năng khác kiểm tra, xác minh vụ việc trên. Xử lý nghiêm để răn đe các trường hợp vi phạm.

Đồng thời rà soát, kiểm tra tình trạng thiếu hụt túi thuốc C tại các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19. Nếu có tình trạng thiếu hụt, Sở Y tế chủ động có giải pháp giải quyết tình trạng thiếu hụt để kịp thời cung ứng đầy đủ thuốc cho bệnh nhân F0.

Kết quả kiểm tra, xác minh, xử lý các trường hợp vi phạm (nếu có), đề nghị Sở Y tế thông tin cho báo chí theo thẩm quyền và báo cáo về Cục Quản lý dược để tổng hợp báo cáo lãnh đạo bộ.

(Theo TTO)

Các tin khác

Ngày 7-12, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5619/QĐ-BYT về “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng”.

Ảnh minh họa.

Từ 7h30 ngày 07/12 đến 18h ngày 07/12, tỉnh Yên Bái ghi nhận 20 ca mắc mới gồm: 19 trường hợp F1 đã được cách ly trước đó liên quan đến các chùm ca bệnh cộng đồng tại tỉnh Yên Bái từ 27/11/2021 đến nay. Trong đó: Văn Yên (1), Yên Bình (6), Trạm Tấu (1), TP. Yên Bái (5), Trấn Yên (6). Lũy kế 202 ca mắc. 1 trường hợp là các ca bệnh xâm nhập đi từ vùng có dịch về đã được cách ly tập trung nghiêm ngặt ngay khi về đến tỉnh.

Biểu đồ số ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam tính đến chiều ngày 7/12

Bản tin dịch COVID-19 ngày 7/12 của Bộ Y tế cho biết có 13.840 ca mắc COVID-19 tại 59 tỉnh, thành phố, trong đó 7.306 cộng đồng; Trong ngày có 1.249 ca khỏi; 217 trường hợp tử vong.

Nghiên cứu mới chỉ ra tiêm kết hợp các loại vaccine cho hiệu quả cao hơn.

Nghiên cứu mới phát hiện tiêm liều đầu vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer và liều 2 bằng vaccine của Moderna cho hiệu quả bảo vệ tốt hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục