Huyện Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/1/2005 | 12:00:00 AM

YBĐT - Nằm dưới chân của hệ thống núi Hoàng Liên, huyện Mù Cang Chải có diện tích 1.199 km2, phía bắc giáp huyện Văn Bàn của tỉnh Lao Cai, phía nam giáp huyện Mường La của Sơn La, phía tây giáp huyện Than Uyên của Lai Châu, phía đông giáp huyện Văn Chấn.

Toàn huyện có 14 xã, thị trấn là: thị trấn Mù Cang Chải, xã Kim Nọi, Hồ Bốn, Chế Tạo, Khao Mang, Zế Su Phình, Chế Cu Nha, Cao Phạ, Púng Luông, Nậm Khắt, Mồ Dề, Nậm Có, La Pán Tẩn và Lao Chải. ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển, vì vậy nền nhiệt độ trung bình cả năm của huyện là 19,7oC, độ ẩm 81%. Một năm Mù Cang Chải chia thành hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Thời tiết ở đây một ngày chia thành 4 mùa: sáng xuân, trưa hè, chiều thu, tối đông.Vì có điều kiện tự nhiên độc đáo Mù Cang Chải có thảm thực vật, động vật phong phú. Trong đó là khu bảo tồn thiên nhiên rừng Chế Tạo là nơi sinh sống nhiều loại cây rừng và thú quí có tên trong sách đỏ.

Hiện nay, Mù Cang Chải có 42.404 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Mông. Trong những năm đổi mới dưới ánh sáng của Đảng và Nhà nước đồng bào người Mông, người Thái đoàn kết với người Kinh xây dựng quê hương vùng cao. Để phát triển kinh tế, huyện đã vận động đồng bào đẩy mạnh khai hoang ruộng lúa nước, trồng rừng, chè Shan, chăn nuôi gia súc là hướng đi của huyện vùng cao. Đến nay, toàn huyện có gần 2000 ha ruộng lúa nước, 1400 ha lúa nương, 2000 ha rau màu, sản lượng lương thực toàn huyện đã đạt 13 ngàn tấn. Qua các năm trồng và bảo vệ rừng tỷ lệ độ tán che phủ của rừng Mù Cang Chải đạt gần 40%. Cùng với phát triển kinh tế đời sống tinh thần của đồng bào không ngừng được cải thiện. Những công trình điện, đường, trường, trạm đang được xây dựng dần hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của đồng bào vùng cao. Đến nay toàn huyện có 30% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia,13/13 xã, thị trấn có bưu điện văn hoá xã, cứ 3,2 người dân có một người đi học, tỷ lệ đói nghèo mỗi năm giảm từ 7-8%... Với những thành tích của mình, năm 2000 Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Nguyễn Đình

Các tin khác

Thị xã Nghĩa Lộ ở phía Tây tỉnh Yên Bái, nằm giữa vùng lòng chảo cánh đồng Mường Lò. Địa bàn thị xã được bao bọc gọn trong huyện Văn Chấn chỉ có một phần nhỏ ranh giới giáp với huyện Trạm Tấu.

Thị xã giữa lòng chảo Mường Lò

Nằm ở phía Tây của tỉnh, có diện tích tự nhiên 120.317 ha, nơi cư trú của trên 140 ngàn người gồm 9 dân tộc anh em; Kinh, Tày, Thái, Mông, Mường, Dao, Giáy, Khơ Mú, Hoa...

Nằm trên diện tích rộng 138.884 ha, huyện Văn Yên có trên 11 vạn người gồm 12 dân tộc Kinh, Dao, Tày, Mông, Xa Phó, Cao Lan... sinh sống.

 

Đây là huyện có nhiều lợi thế về hệ thống giao thông

Yên Bình là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Yên Bái. Có diện tích tự nhiên trên 76.278 ha là nơi chung sống của 103.000 dân với 5 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao và Cao Lan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục