Trấn Yên đẩy mạnh phát triển mầm non ngoài công lập

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/10/2022 | 1:52:09 PM

YênBái - Trong năm 2022, Trấn Yên phấn đấu mỗi xã có tối thiểu 1 nhóm trẻ tư thục nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân và tăng tỷ lệ huy động trẻ ngoài công lập ra lớp năm 2022 là 5,5%.

Nhóm trẻ Tâm An xã Việt Thành, huyện Trấn Yên.
Nhóm trẻ Tâm An xã Việt Thành, huyện Trấn Yên.

Thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên đã tham mưu, hướng dẫn, phối hợp với UBND các xã, thị trấn phát triển, mở rộng các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) ngoài công lập. Trong năm 2022, Trấn Yên phấn đấu mỗi xã có tối thiểu 1 nhóm trẻ tư thục nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân và tăng tỷ lệ huy động trẻ ngoài công lập ra lớp năm 2022 là 5,5%. 

Với chỉ tiêu kế hoạch được giao, Phòng GD&ĐT huyện xác định tăng cường công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức mà trước hết là thay đổi nhận thức của người dân đối với GDMN ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong điều kiện giáo dục công lập chưa đáp ứng hết, nhất là đối với việc huy động trẻ ra lớp ở độ tuổi 0-2 tuổi, do những hạn chế về nguồn lực từ Nhà nước và thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục hiện nay. 

Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu GDMN ngoài công lập phát triển sẽ tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em trong độ tuổi, việc cho trẻ đi học sớm và việc thành lập các nhóm trẻ ngoài công lập là mục tiêu giúp người dân yên tâm công tác, lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Phòng cũng đã tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền tạo mọi điều kiện khuyến khích phát triển các cơ sở GDMN ngoài công lập, đặc biệt phải đối xử công bằng giữa giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập. 

Cùng với đó, tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục với chính quyền địa phương về kiểm tra, giám sát hoạt động các nhóm trẻ. Phòng cũng đã tích cực tư vấn, giúp đỡ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở nhóm trẻ ngoài công lập và tổ chức các hoạt động giáo dục sau khi thành lập nhóm trẻ. Nhiều trường mầm non tạo điều kiện giúp đỡ các nhóm trẻ trong việc trang trí, cải tạo môi trường lớp học nhằm hoàn thiện sớm nhất các điều kiện để vận hành hoạt động nhóm trẻ. 

Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ngoài công lập, Phòng GD&ĐT đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên; hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đối với cơ sở GDMN ngoài công lập; chỉ đạo các trường mầm non công lập hỗ trợ chuyên môn, giám sát các cơ sở GDMN ngoài công lập trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở mới thành lập để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Với sự chỉ đạo sát sao cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, đến nay huyện Trấn Yên đã đạt được những kết quả bước đầu về phát triển các nhóm trẻ và huy động trẻ ra lớp ngoài công lập. Toàn huyện hiện có 16 nhóm trẻ ngoài công lập với 160 trẻ ra lớp (trong đó 15 nhóm trẻ có quy mô trên 7 trẻ; 01 nhóm có quy mô dưới 7 trẻ); tăng 13 nhóm trẻ và 105 trẻ so với thời điểm trước khi thực hiện kế hoạch của tỉnh giao. Riêng năm 2022 thành lập mới 13 nhóm trẻ ngoài công lập. 

Đặc biệt tại địa bàn các xã có điều kiện kinh tế còn khó khăn như xã Hưng Thịnh, Kiên Thành cũng đã thành lập được các nhóm trẻ ngoài công lập.
Minh Tư

Tags học sinh giỏi huyện nông thôn mới mầm non ngoài công lập vấn đề lạm thu cầu Cổ Phúc

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thay đổi cách tính điểm ưu tiên để tạo công bằng cho thí sinh các vùng miền.

Ngày hội STEM do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn tổ chức.

Chuyển đổi số là một xu thế tất yếu và phương thức tiếp cận liên môn, liên ngành thông qua giáo dục STEM là một cách tiếp cận phù hợp để nâng cao các kiến thức và kỹ năng về chuyển đổi số. Xác định được điều đó, thời gian qua ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều hoạt động, thúc đẩy giáo dục STEM và chuyển đổi số trong trường học.

Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh được đăng tải trên chuyên trang Luận văn - Luận án của Bộ GD&ĐT.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, dù có 2/3 chuyên gia từ Hội đồng thẩm định của Bộ GD&ĐT yêu cầu nghiên cứu sinh sửa lại nội dung trong luận án, tuy nhiên luận án này rất khó để sửa.

Học sinh Trường Dự bị đại học dân tộc Trung ương.

Với mục tiêu giảm 10% để nâng cao hiệu quả, hiệu lực các đơn vị quản lý, Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại một số đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục