Công ước Lao động Hàng hải có hiệu lực từ ngày 20/8

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/8/2013 | 8:27:22 AM

Việt Nam là nước thứ 37 trong tổng số hơn 54 nước thành viên ILO phê duyệt Công ước.

Công ước Lao động Hàng hải có hiệu lực từ ngày 20/8 (Ảnh minh họa).
Công ước Lao động Hàng hải có hiệu lực từ ngày 20/8 (Ảnh minh họa).

Công ước Lao động Hàng hải của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chính thức có hiệu lực ngày 20/8/2013, với mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho khoảng 1,5 triệu thuyền viên trên toàn thế giới và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ tàu. Việt Nam là nước thứ 37 phê duyệt Công ước.

Tổng Giám đốc ILO, ông Guy Ryder, cho biết: Công ước đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử hàng hải. Đây là sản phẩm của cơ chế đối thoại ba bên và hợp tác quốc tế, thúc đẩy việc tạo điều kiện sống và làm việc đảm bảo, bền vững cho thuyền viên, trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ tàu trong một ngành mang tính toàn cầu hóa cao.

Công ước Lao động Hàng hải 2006 (MLC 2006) chính thức trở thành luật quốc tế. Để có hiệu lực, Công ước cần sự tham gia của ít nhất 30 nước thành viên ILO, chiếm hơn hơn 33% tổng lượng hàng hóa vận chuyển qua đường hàng hải của cả thế giới. Đến nay, hơn 45 nước thành viên ILO đã phê duyệt Công ước; những nước này ước tính vận chuyển khoảng 75% tổng lượng hàng hóa vận tải biển toàn cầu.

Công ước MLC 2006 nhận được sự đồng thuận cao từ Liên đoàn Lao động Vận tải Quốc tế (ITF) là tổ chức đại diện cho thuyền viên và Hiệp hội Chủ tàu Quốc tế (ISF). Công ước cũng được Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) ủng hộ mạnh mẽ.

Công ước MLC 2006, một mặt tập hợp những tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu nhằm đảm bảo việc làm bền vững cho thuyền viên, mặt khác giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các chủ tàu đạt chuẩn mang cờ của các nước đã phê duyệt Công ước, thúc đẩy cạnh tranh thông qua việc đảm bảo hiệu quả và tăng độ tin cậy trong vận tải biển. Mục tiêu chính của Công ước là đảm bảo điều kiện làm việc, song song với cạnh tranh bình đẳng.

Theo Cục Hàng Hải Việt Nam, hiện nay có khoảng 32.000 sỹ quan, thuyền viên được cấp chứng chỉ, trong đó có khoảng 27.000 người đang làm việc trên đội tàu trong nước và các tàu nước ngoài. Đội tàu 1.700 chiếc của Việt Nam đáp ứng được khoảng 1/10 lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam và gần một nửa số hàng hóa vận chuyển trong nước.

Ngày 25/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua kế hoạch thực hiện Công ước MLC. Thủ tướng yêu cầu đến năm 2015, phải hoàn thiện luật pháp về lao động hàng hải; kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho đội tàu của Việt Nam và thiết lập một cơ chế tham vấn ba bên có đại diện của Chính phủ, chủ tàu và thuyền viên trong năm nay. Đồng thời, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi, thông tin và giải trí ở cảng biển cũng cần được hoàn thành từ nay đến năm 2020.

(Theo VOV)

Các tin khác
Các đại biểu tại điển cầu Yên Bái

YBĐT - Thực hiện Chương trình phiên họp thứ 20 Quốc hội khóa XIII, ngày 20/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn trực tiếp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại 63 điểm cầu trực tuyến trong cả nước. Chủ trì điều hành phiên họp tại Hà Nội có đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí Phó chủ tịch Quốc hội.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường và Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang sẽ trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo chương trình của Phiên họp thứ 20, hôm nay (20/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành cả ngày để tiến hành hoạt động chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang.

YBĐT - Ngót 7 chục năm ròng nhưng cụ Đào Duy Thái, 85 tuổi ở tổ 34, phố Hồng Phong, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái - một cựu sỹ quan quân đội nghỉ hưu vẫn vẹn nguyên ký ức hào hùng của những tháng ngày nhân dân thị xã Yên Bái chuẩn bị đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại hội nghị.

Hội nghị tổng kết công tác tăng dày và tôn tạo mốc biên giới Việt Nam-Lào trên thực địa đã diễn ra ngày 19/8, tại Nghệ An.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục