Khắc ghi lời Người

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/9/2013 | 9:03:24 AM

YBĐT - “Yên Bái phải thi đua để trở thành một tỉnh khá nhất của các tỉnh miền núi, liệu các cô, các chú có hứa với Bác thực hiện được không?” - lời đề nghị, câu hỏi của Bác trong buổi nói chuyện sáng mùa thu lịch sử ấy hơn nửa thế kỷ qua đã trở thành động lực và quyết tâm để nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung, Đảng bộ, nhân dân thành phố Yên Bái nói riêng thi đua học tập, lao động sản xuất góp sức dựng xây quê hương ngày một giàu mạnh.

Việc hình thành các làng nghề tạo diện mạo mới cho thành phố trẻ.
Việc hình thành các làng nghề tạo diện mạo mới cho thành phố trẻ.

Không tự hào sao được khi mỗi thu sang, diện mạo phố phường thay sắc màu mới, văn minh hơn, hiện đại hơn. Dáng dấp của một đô thị loại II mà thành phố trẻ Yên Bái đang nỗ lực hướng tới đang được hình thành. Còn nhớ, cuối năm 1959, Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ thị xã đặt mục tiêu tập trung sản xuất nông nghiệp, cải tạo thủ công nghiệp và thương nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 16...

Đến Đại hội lần thứ 2, phong trào “Sạch đường, tốt ruộng, đẹp làng” đã thực sự là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất. Đại hội Đảng bộ thị xã lần 3 năm 1963 gắn với thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, sản xuất nông nghiệp xác định tập trung đảm bảo lương thực, thực phẩm; mở rộng diện tích rau màu ở Xuân Lan, Tuy Lộc cung cấp cho nội thị, kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và chăn nuôi; khuyến khích phát triển các hợp tác xã mộc, cơ khí, gạch ngói… ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, lời dạy của Bác cũng là nhiệm vụ cách mạng được Đảng bộ, chính quyền thành phố vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu thực tế nhiệm vụ chính trị của địa phương đặt ra.

Giờ đây, nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực không còn cấp thiết như những năm cả dân tộc gom góp tiếp sức cho kháng chiến khi mà GDP bình quân đầu người của người dân thành phố hiện đã đạt 23 triệu đồng, cả năm đạt 43 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn là 3,5%; tốc độ tăng trưởng trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2013 đạt 15,69%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó, tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm còn 3,36%, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đạt 47%, thương mại - dịch vụ gần 50% …

Không chỉ có trong ý thức xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, khát vọng xây dựng một đô thị sinh thái hiện đại còn thể hiện rất rõ trong quyết tâm, sự nỗ lực xây dựng các chính sách thu hút đầu tư, thực hiện an sinh xã hội, khuyến khích phát triển các thành phần, lĩnh vực kinh tế trên địa bàn. Từ một thị xã ven sông nhỏ bé, thành phố Yên Bái hôm nay đã được bạn bè trong nước biết đến không chỉ bởi vẻ đẹp riêng có của một phố núi thơ mộng mà còn bởi những tiềm năng mời gọi, hội tụ đầy đủ cả thiên thời – địa lợi – nhân hòa.

Với định hướng phát triển thành phố đô thị công nghiệp – dịch vụ - thương mại hiện đại, đặc trưng điển hình là đô thị sinh thái, thành phố đã xây dựng được chiến lược phát triển, lấy sông Hồng là trục không gian – cảnh quan, nâng cấp đô thị hiện đại, xây dựng đô thị Nam sông Hồng để sớm hình thành thành phố hai bên sông.

Thành phố đã xúc tiến kêu gọi đầu tư vào Khu công nghiệp Âu Lâu diện tích 120ha dành cho các dự án công nghiệp sạch thuộc các lĩnh vực may mặc, sản xuất giày da, lắp ráp điện tử, ô tô, xe máy, công nghiệp phụ trợ, thủ công mỹ nghệ; Khu công nghiệp Minh Quân diện tích hơn 100ha tập trung vào các lĩnh vực sản xuất nông lâm sản; các cụm công nghiệp đầm Hồng, Âu Lâu…

Bên cạnh quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, thành phố cũng đã quy hoạch cụm thương mại – dịch vụ Âu Lâu-Hợp Minh; cụm thương mại – dịch vụ giao cắt đường Nguyễn Tất Thành và đường Km10 Văn Phú với các dự án mời gọi xây dựng các khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, điểm dừng chân trên đường cao tốc Yên Bái – Lào Cai – Côn Minh; các khu vui chơi giải trí ở Nam Cường, Yên Hòa…; các dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, dự án phát triển nấm thực phẩm và nấm dược liệu, phát triển sản xuất miến đao…, những mong đưa thành phố ngày một phát triển, đời sống người dân ngày được nâng cao. 

Hơn nửa thế kỷ học tập và làm theo lời dạy của Bác, mỗi người dân Yên Bái hôm nay đều có quyền tự hào về những đổi thay trên quê hương mình; tự hào được báo công với Bác. Với riêng người dân thành phố, niềm tự hào ấy như được nhân đôi. Bởi ở chính thị xã bên sông nghèo nàn - nơi Bác ân cần chỉ dạy đồng bào các dân tộc Yên Bái năm xưa, giờ đã hiện hữu dáng dấp của một đô thị hiện đại.

Lời dạy của Bác trong buổi nói chuyện năm ấy: “Yên Bái phải thi đua để trở thành một tỉnh khá nhất của các tỉnh miền núi…” và quyết tâm của tỉnh Yên Bái hôm nay, đó là đưa Yên Bái trở thành tỉnh công nghiệp và một trong những trung tâm phát triển năng động của vùng miền núi phía Bắc đã, đang và sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai gần.

Phạm Minh

Các tin khác
Ông Hoàng Văn An (thứ 3 từ trái sang) kể về những ngày đầu trồng đồi quế ơn Bác.

YBĐT - Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác Hồ lên thăm Yên Bái. Thấm nhuần lời dạy của Bác, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu trồng cây, gây rừng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Việc ban hành Luật Đầu tư công cần phải tác động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu đầu tư; tăng cường, siết chặt kỷ luật về đầu tư công, khắc phục triệt để những tồn tại yếu kém trong quản lý Nhà nước về đầu tư công hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu kết luận tại buổi làm việc.

YBĐT - Chiều 23/9, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng do đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái về tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về phát triển và nâng cấp đô thị trên địa bàn.

YBĐT - Gần ngày kỷ niệm 55 năm, ngày Bác Hồ Lên thăm Yên Bái, chúng tôi tới Đảng bộ xã Báo Đáp huyện Trấn Yên; nơi vinh dự được nhận Bằng khen của Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục