Yếu tố quyết định mọi thành công

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/7/2014 | 8:56:57 AM

YBĐT - Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 2/2/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về "Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên" được triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái những năm qua như một điểm tựa chắc chắn giúp các chi, Đảng bộ cơ sở từ vùng thấp đến vùng cao trong tỉnh đổi mới phương thức lãnh đạo, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, lý luận cho cán bộ, đảng viên, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Gần dân, sát dân là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng.
Gần dân, sát dân là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng.

Sau khi có Nghị quyết số 22, Tỉnh ủy Yên Bái đã tổ chức cho đội ngũ cán bộ chủ chốt học tập, triển khai trong toàn Đảng bộ. Theo đó, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 15/8/2011 "Về tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020" và cụ thể hóa bằng việc xây dựng và triển khai các đề án của Tỉnh ủy như: Đề án số 07 về "Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ giai đoạn 2012 - 2015", Đề án số 09 về "Kết nạp đảng viên là đoàn viên thanh niên, giai đoạn năm 2012 - 2015", Đề án số 11 về "Đào tạo cán bộ chủ chốt và dự nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2020"...

Đồng thời, Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành các kế hoạch, hướng dẫn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cơ sở để các cấp ủy trực thuộc chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Trên tinh thần đó, các huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc đều xây dựng chương trình hành động để cụ thể hóa những nội dung, yêu cầu của nghị quyết và chương trình hành động của cấp ủy cấp trên; tổ chức triển khai, nghiên cứu, quán triệt, học tập chỉ thị, nghị quyết đến 100% tổ chức cơ sở Đảng với trên 95% đảng viên, trên 87% quần chúng được nghiên cứu, quán triệt.

Các chi bộ đã từng bước cụ thể hóa nội dung sinh hoạt vào từng điều kiện cụ thể, dần cải thiện chất lượng sinh hoạt và hiệu quả hoạt động của tổ chức chính quyền các cấp. Việc xây dựng, phát triển chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở được chỉ đạo chặt chẽ, phù hợp với thực tế của cơ sở, đúng quy định của Điều lệ Đảng. Xây dựng chi bộ theo mô hình thôn, bản, tổ dân phố, phòng, ban, phân xưởng, đội sản xuất... đạt hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện cho chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị được tốt hơn, đảng viên tham gia sinh hoạt đều kỳ hơn.

Đến ngày 20/5/2009, toàn tỉnh đã xóa được tình trạng thôn, bản trắng không có chi bộ (hoàn thành trước 19 tháng so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010 đề ra) với trên 98% chi bộ đảm bảo tính bền vững (có 5 đảng viên chính thức trở lên).

Từ năm 2008 đến nay, Yên Bái đã thành lập được 91 chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn; năm 2012 thành lập thí điểm 18 chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn theo đúng Hướng dẫn số 35-HD/BTCTW ngày 15/10/2009 của Ban Tổ chức Trung ương, góp phần nâng tổng số chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở lên 3.180 chi bộ, tăng 354 chi bộ so với năm 2007.

Công tác tạo nguồn, bồi dưỡng quần chúng ưu tú để kết nạp vào Đảng, nhất là đối với các cơ sở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các trường học, trạm y tế, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được các cấp ủy Đảng cơ sở quan tâm chỉ đạo đạt hiệu quả thiết thực. Từ năm 2008 đến tháng 3/2013, toàn tỉnh đã mở được 372 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 13.690 quần chúng ưu tú, trong đó có 9.496 quần chúng là đoàn viên, thanh niên (chiếm 69,36%); công tác phát triển Đảng và kết nạp đảng viên mới hàng năm đều đạt 115,06% kế hoạch. Cấp ủy các cấp đã quan tâm chỉ đạo kiện toàn, rà soát, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn theo đúng tinh thần Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Đến nay, toàn tỉnh có 3.941 cấp ủy cơ sở; đã bố trí 3.682 cán bộ, công chức ở 180 xã, phường, thị trấn, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng được nâng lên. Công tác quy hoạch cán bộ được 100% cơ sở Đảng chỉ đạo chặt chẽ, hàng năm tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đảm bảo đúng quy trình và được cấp ủy cấp trên phê duyệt. Nhiều cán bộ trẻ, cán bộ nữ, đảng viên trẻ đã qua quân ngũ, sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng được bố trí và đưa vào dự nguồn quy hoạch. 

Từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã cử đi đào tạo 7.475 cán bộ, trong đó đào tạo về văn hóa có 618 đồng chí; chuyên môn, nghiệp vụ 3.960 đồng chí; lý luận chính trị 2.897 đồng chí và cử đi bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho 11.616 đồng chí. Riêng năm 2009, đã mở được 4 lớp cho 257 học viên là bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản của 2 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

Nhờ đó, trình độ văn hóa, chuyên môn và lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở được nâng lên rõ rệt; số cán bộ, công chức đảm bảo tiêu chuẩn học vấn theo chức danh cán bộ, công chức cơ sở ngày một tăng (trình độ văn hóa trung học cơ sở trở lên chiếm 98,63%; trung cấp chuyên môn trở lên chiếm 77,29%; lý luận chính trị trung cấp trở lên chiếm 53,09%).

Công tác xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng trong các loại hình cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực. Từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh có 26 cơ sở Đảng yếu kém vươn lên hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ năm 2008 đến năm 2013, bình quân mỗi năm có 99,66% tổ chức cơ sở Đảng và 92,87% đảng viên được đánh giá chất lượng. Trong đó, chất lượng tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh 78,32%; chất lượng đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt 13,10%. Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, chất lượng sinh hoạt chi bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Việc sinh hoạt chi bộ đã đi vào nề nếp hơn, nhiều Đảng bộ cơ sở đã quy định thống nhất ngày sinh hoạt chi bộ (số chi bộ họp định kỳ, đủ 12 kỳ/năm đạt 73,61%, tăng 34,89%; số chi bộ họp từ 10 - 11 kỳ/năm đạt 18,63%, giảm 7,34%; không còn chi bộ họp dưới 5 kỳ/năm). Các chi bộ đã chú trọng sinh hoạt chuyên đề theo quy định ít nhất 1 lần/quý, những nội dung được lựa chọn cụ thể, thiết thực như: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng; sản xuất đúng thời vụ; đưa giống mới vào sản xuất; phòng chống cháy rừng; chống tái trồng cây thuốc phiện; xây dựng thôn, bản, tổ dân phố văn hóa; nâng cao chất lượng công tác chuyên môn... Vì vậy, tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt ở các chi bộ Đảng tăng rõ rệt. Các chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh có tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt bình quân hàng năm từ 85% trở lên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, một số tổ chức cơ sở Đảng ở vùng cao vẫn chưa làm tròn vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện, nhất là lãnh đạo về phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ đảng viên là đoàn viên, thanh niên ở nhiều cơ quan hành chính, doanh nghiệp Nhà nước còn thấp; kết nạp đảng viên nữ ở các xã vùng cao còn gặp nhiều khó khăn; công tác phát triển đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức; công tác quy hoạch cán bộ còn hạn chế, vẫn còn tình trạng thiếu cán bộ ở nhiều cơ sở; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa sát với nhu cầu và thực trạng chất lượng cán bộ.

Để thực hiện tốt Nghị quyết số 22 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bên cạnh việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn vùng cao trong tỉnh nói riêng, cấp ủy các cấp từ tỉnh tới cơ sở cần đẩy mạnh xây dựng, củng cố, kiện toàn, sắp xếp các tổ chức cơ sở Đảng đảm bảo đồng bộ, thống nhất; tạo điều kiện để tổ chức cơ sở Đảng thực hiện tốt vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở để phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn và giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp, ưu tiên đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, trường học, doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, nơi có ít hoặc chưa có đảng viên.

Đặc biệt, cấp ủy Đảng các cấp cần xác định rõ công tác cán bộ là tiền đề, quy hoạch cán bộ là cơ sở và luân chuyển cán bộ là khâu đột phá giúp cán bộ, đảng viên đều được "gần dân, sát dân" để nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng. Đồng thời, phải đẩy mạnh thực hiện công tác dân chủ, công khai trong sinh hoạt Đảng, góp phần nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Bởi nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công trong thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ở cơ sở mà vai trò của người đứng đầu cấp ủy luôn giữ vị trí then chốt.                    

Thanh Hương

 

Các tin khác

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Văn phòng Chính phủ tổ chức việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan, HĐND, UBND các tỉnh thành, đánh giá mức độ của người đứng đầu khi không làm tròn nhiệm vụ…

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu.

Chủ tịch nước khẳng định, trong bối cảnh đất nước hội nhập, nhiệm vụ của những người làm công tác công đoàn tại cơ sở rất quan trọng và nặng nề.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và ông Toshihiro Nikai.

Sáng 28/7, tại trụ sở văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp Đoàn Ủy ban Ngân sách Hạ viện Nhật Bản do ông Toshihiro Nikai, Chủ tịch Ủy ban, Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam làm Trưởng đoàn đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.

YBĐT - Điều 115, Hiến pháp 2013 quy định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của người đại biểu hội đồng nhân dân. Người đại biểu hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục