Quốc hội nghe Tờ trình dự án Luật Báo chí (sửa đổi)
- Cập nhật: Thứ tư, 4/11/2015 | 7:47:45 AM
Hôm nay 4/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Bắc Son, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Báo chí (sửa đổi) trước Quốc hội.
|
Một trong những nội dung đáng chú ý trong ngày làm việc thứ 13 kỳ họp thứ 10 (ngày 4/11) là Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Dự án Luật Báo chí (sửa đổi) được xây dựng nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí; phát huy tối đa những mặt tích cực, khắc phục tối đa những thiếu sót, khuyết điểm trong hoạt động báo chí; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về báo chí; tính khả thi của các quy định pháp luật về báo chí trong điều kiện chính trị, kinh tế-xã hội và hoạt động báo chí ở Việt Nam.
Luật Báo chí (năm 1989) gồm 7 chương, 31 điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (năm 1999) có 36 điều. Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) gồm 6 chương với 60 điều, trong đó có 31 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Báo chí hiện hành.
* Cũng trong chương trình làm việc buổi sáng, Quốc hội sẽ thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi).
Luật Thống kê được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2004.
Sau hơn 10 năm thực hiện, Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những tác động tích cực đối với công tác thống kê; tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thống kê; khẳng định vai trò quan trọng của công tác thống kê, địa vị pháp lý của cơ quan thống kê, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác thống kê.
Nhờ vậy, thông tin thống kê đã góp phần giúp Đảng, Quốc hội và Chính phủ hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội và giải quyết nhiều vấn đề đặt ra trong đời sống kinh tế-xã hội đất nước.
Tuy nhiên, Luật Thống kê 2003 cũng đã bộc lộ những bất cập so với yêu cầu ngày càng cao của công tác phân tích, hoạch định và điều hành chính sách trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Điều này đòi hỏi cần sớm sửa đổi Luật để giải quyết những tồn tại vướng mắc trong hoạt động thống kê hiện nay, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác thống kê trong tiến trình đổi mới, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
* Cũng trong ngày làm việc hôm nay, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; xây dựng và đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Thông cáo số 10 Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII Ngày 3/11/2015, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ tọa phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên họp. Buổi sáng, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. Trong quá trình thảo luận, 22 đại biểu Quốc hội đã phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau: - Việc xác định mô hình tăng trưởng và giải pháp tái cơ cấu trong thời gian tới; - Các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và phát triển các nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội; - Các giải pháp hội nhập và phát triển bền vững; - Các giải pháp phát triển kinh tế vùng; kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng; - Về hoàn thiện thể chế; cải cách thủ tục hành chính; - Các chính sách phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; - Các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, cơ cấu nguồn lao động nữ; chất lượng đào tạo nghề; - Giải pháp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh đối với khu vực kinh tế tư nhân; - Giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại; - Phát triển kinh tế biển; bảo vệ môi trường biển, đảo; - Vệ sinh an toàn thực phẩm; - Về mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2016… Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tham gia giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề có liên quan. Phiên họp đã được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp và các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin để cử tri và đồng bào cả nước theo dõi. Buổi chiều, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2015; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2016; việc cho phép đa dạng hóa kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ; việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế và phương án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên. Trong quá trình thảo luận, đã có 21 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau: - Kết quả thực hiện ngân sách nhà nước 2015: + Cơ cấu chi; phương thức chi; chi đầu tư phát triển; giải pháp giảm chi thường xuyên trong cơ cấu chi ngân sách; + Các nguồn thu và công tác quản lý thu ngân sách nhà nước; + Tình hình bội chi ngân sách; giải pháp giảm bội chi ngân sách; tình hình nợ công, vay đảo nợ; + Việc thành lập, triển khai các loại quỹ; + Về công tác quản lý, điều hành ngân sách; - Dự toán ngân sách nhà nước năm 2016: nguyên tắc lập dự toán ngân sách; giám sát việc lập và thực hiện dự toán ngân sách nhà nước; tỷ trọng nguồn thu; việc rà soát các khoản thu để lập dự toán sát thực tế; - Về đa dạng hóa kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ; - Việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế; - Về phương án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên: nguyên nhân dư vốn (việc lập, thẩm định phương án đầu tư; thay đổi thiết kế của dự án…); nguyên tắc bố trí số vốn dư; rà soát các dự án được phân bổ số vốn dư để đảm bảo phù hợp; Đồng chí Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã tham gia giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề. Thứ tư, ngày 04/11/2015, Quốc hội làm việc tại hội trường để nghe Chính phủ trình dự án Luật đấu giá tài sản, dự án Luật báo chí (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật thống kê (sửa đổi), về đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011- 2015, xây dựng và đề xuất chủ chương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020. (Theo Dangcongsan.vn) |
(Theo VTV)
Các tin khác
Bộ trưởng Y tế phủ nhận thông tin thời gian vừa qua ngành y tế cho nhập khẩu khoảng 65 tấn Salbutamol, mà lượng này là 3,5 tấn.
"Nên tổ chức cho nhân dân ra Trường Sa du lịch bằng hàng không, đường biển, thậm chí vận động các nhà đầu tư xây một số khách sạn trên các rạn san hô", đại biểu Đặng Ngọc Tùng đề nghị.
Trả lời đại biểu Quốc hội sáng nay 3/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết 9 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ mẫu thực phẩm sử dụng chất cấm vượt ngưỡng còn cao, chưa có cải thiện so với năm 2014.
YBĐT- Tiếp tục chương trình công tác, ngày 3/11, đồng chí Phạm Duy Cường – Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác của tỉnh Yên Bái đã đến thăm và làm việc tại Tỉnh ủy Cao Bằng.