Tinh giản biên chế chưa đạt chỉ tiêu: Trách nhiệm của người đứng đầu

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/7/2018 | 9:00:49 AM

Việc tinh giản biên chế đến nay vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra, theo Bộ Nội vụ, một trong những nguyên nhân là trách nhiệm của người đứng đầu

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Ngày 25/10/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Nghị quyết nhìn nhận thực tế về thực trạng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ….

Việc kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt kết quả thấp. Tỉ lệ người phục vụ cao, nhất là ở khối văn phòng, số lãnh đạo cấp phó nhiều, việc bổ nhiệm cấp "hàm" ở một số cơ quan Trung ương chưa hợp lý.

Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính chuyển biến chậm, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu.

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thiếu thường xuyên, chưa xử lý nghiêm đối với những tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Chưa có cơ chế đánh giá phù hợp và thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Bởi vậy, quan điểm của Nghị quyết là, gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản biên chế và cải cách chế độ tiền lương.

Cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thu hút người có đức, có tài, bố trí đủ nguồn lực cần thiết và có cơ chế, chính sách phù hợp đối với những người chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp.

Thực tế câu chuyện tinh giản biên chế hoàn toàn không mới mà đã được đặt ra nhiều năm qua. Tuy nhiên, trong thực tế lại đang diễn ra tình trạng ngược lại: biên chế vẫn đang tăng lên.

Với phương châm của một Chính phủ hành động là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, ngay sau Nghị quyết Trung ương 6, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP.

Nghị quyết nêu rõ, trong năm 2018, phải giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số giao năm 2015.

Kể từ sau 6 tháng thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, tại hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương vào ngày 2/7, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, tính tới nay, các cơ quan hành chính đã tinh giản biên chế 4.294 người, đơn vị sự nghiệp công lập 24.717 người, công chức cấp xã 5.767 người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã sắp xếp lại, giảm 15 vụ thuộc Bộ, 189 phòng thuộc vụ, cục.

Tuy nhiên, việc tinh giản này chưa đạt mục tiêu đề ra. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, năm 2019, Thủ tướng nên giao chỉ tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan hành chính, khối công chức là 2%. Đã 4 năm rồi mà chúng ta chỉ mới giảm có 4,6%.

Bởi vậy, để đạt mục tiêu đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015 thì theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, 3 năm còn lại mỗi năm phải giảm được 1,8%.

Việc tinh giản biên chế đến nay vẫn còn chậm, theo Bộ Nội vụ, một trong những nguyên nhân là trách nhiệm của người đứng đầu khi chưa căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức...

Điều này dẫn tới những tồn tại cố hữu trong bộ máy nhà nước là người làm việc không tốt cũng không sao, không làm cũng không sao kéo theo sức ỳ, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn cho nhân dân, doanh nghiệp.

Tại hội nghị trực tuyến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh việc xuất hiện sức ì ngày càng lớn, cản trở mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh. Chúng ta không thể dung túng cho sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thiếu sự nỗ lực của cán bộ”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bởi vậy, để đạt mục tiêu tinh giản biên chế được đề ra, bên cạnh việc các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai quyết liệt chủ trương, chỉ đạo về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế, nâng cao kỷ luật kỷ cương hành chính; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan công quyền thì phải đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, tăng cường kỷ luật kỷ cương phân cấp mạnh mẽ thực hiện nghiêm công vụ, kiên quyết xử lý thay thế công chức trì trệ…
 
(Theo VOV)

Các tin khác

YBĐT - Ngày 2/7, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước để đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và bàn các giải pháp cho những tháng cuối năm.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

YBĐT - Thực hiện Nghị quyết 18, 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các kế hoạch, kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về việc sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, từ hôm nay (2/7), các đơn vị được sáp nhập của huyện Văn Yên đã bước vào ngày làm việc đầu tiên với tinh thần và khí thế mới.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà  cùng các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Như tin đã đưa, sáng nay (2/7), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước để đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và bàn các giải pháp cho những tháng cuối năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục