Kế hoạch số 131-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2019

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/7/2019 | 10:58:57 AM

YênBái - Ngày 19 tháng 4 năm 2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 131-KH/TU thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2019 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Nội dung cụ thể như sau:


KẾ HOẠCH 
THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2019

Thực hiện Chương trình hành động số 144-CTr/TU ngày 15/02/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Kết luận số 37-KL/TW ngày 17/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2019. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2019 trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

A- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1- Mục đích: Cụ thể hóa, triển khai thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo bền vững năm 2019 theo Chương trình hành động số 144-CTr/TU ngày 15/02/2019 của Tỉnh ủy.

2- Yêu cầu: Triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ giảm nghèo năm 2019 với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội; khơi dậy được tinh thần tự lực, ý chí quyết tâm thoát nghèo; kết quả giảm nghèo đảm bảo thực chất, bền vững.

B- MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vng, hạn chế tái nghèo; góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin). Thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII.

2. Mục tiêu cụ thể

Thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2019 trên 5,8% (giảm 11.869 hộ), trong đó giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 của từng huyện, thị, thành phố như sau:

+ Thành phố Yên Bái giảm trên 0,7% (giảm 199 hộ), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 còn 1,99%;

+ Thị xã Nghĩa Lộ giảm trên 4,10% (giảm 327 hộ), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 còn 4,98%;

+ Huyện Yên Bình giảm trên 5,80% (giảm 1.726 hộ), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 còn 7,60%;

+ Huyện Lục Yên giảm trên 7,30% (giảm 2.046 hộ), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 còn 11,46%;

+ Huyện Trấn Yên giảm trên 4,30% (giảm 1.039 hộ), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 còn 5,00%;

+ Huyện Văn Yên giảm trên 6,90% (giảm 2.338 hộ), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 còn 11,15%;

+ Huyện Văn Chấn giảm trên 7,30 % ( giảm 2.762 hộ), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 còn 14,97%;

+ Huyện Trạm Tấu giảm trên 8,50% (giảm 453 hộ), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 còn 44,35%;

+ Huyện Mù Cang Chải giảm trên 8,50% (giảm 979 hộ), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 còn 43,16%.

(Kèm theo phụ lục chi tiết số 1 và số 2) >> Tải phụ lục 1 tại đây / Tải phụ lục 2 tại đây

C- NỘI DUNG TRỌNG TÂM

I- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy nhằm huy động cả hệ thống chính trị và tổ chức, cá nhân thực hiện mục tiêu giảm nghèo

1- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền trong đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và nhân dân về mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong trin khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo; thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”theo tinh thần Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 07/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

2- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tăng cường năng lực, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm củađội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện,xã, đặc biệt là ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, hướng dẫn, giúp đỡ các hộ thoát nghèo.

3- Chỉ đạo thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước để người dân được biết, gắn với tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra giám sát quá trình triển khai thực hiện, xử lý nghiêm các sai phạm.

4- Quan tâm đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; cải cách thủ tục hành chính để người dân, cộng đồng thuận lợi hơn khi tham gia và tiếp cận chính sách giảm nghèo.

II. Nâng cao ý thức tự giác thoát nghèo của hộ nghèo, người nghèo

1- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người dân, khơi dậy ý chí, phát huy tinh thần tự giác, tự thân, tự lực, tự cường của người nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững gắn với phát triển cộng đồng.

2- Huy động sự vào cuộc của cộng đồng để hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng thoát nghèo; xây dựng và nhân rộng mô hình Tổ hợp tác hoặc Tổ tự quản giảm nghèo để tập hợp các hộ khá giả hoặc đã thoát nghèo với các hộ nghèo, cận nghèo giúp nhau giảm nghèo, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển kinh tế…, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng đểthoátnghèo, vươn lên khá giả.

3- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế hỗ trợ giảm nghèo, hạn chế cho không, chuyển sang hỗ trợ có điều kiện, cho vay, hỗ trợ gián tiếp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, bền vững, không tạo tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

4- Có biện pháp cụ thể, kiên quyết không để các hộ nghèo có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo để hưởng chính sách hoặc lợi dụng nghèo để trục lợi chính sách của Nhà nước.

III- Thực hiện đồng bộ các tiêu chí giảm nghèo đa chiều bền vững

1- Triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo theo hướng cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong việc hưởng thụ dịch vụ công và phúc lợi xã hội, trong thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

2- Trên cơ sở5 chiều cạnh nghèo (giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin) với 10 chỉ số đo lườngmức độ thiếu hụttrong nghèo đa chiều, tiến hành rà soát, xây dựng các giải pháptác động nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo, tập trung hỗ trợ các chiều thiếu hụt, từng bước cải thiện và nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, chống tái nghèo.

3- Đặc biệt chú trọng nâng cao thu nhập bền vững cho người dân; thực hiện có hiệu quả việc phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm của các ngành sản xuất, chế biến nông, lâm sản cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo; phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản, có giá trị hàng hóa và có hiệu quả cao; tập trung phát triển hệ thống dịch vụ có nhiều lợi thế, có thị trường tiêu thụ ở nông thôn gắn với tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao độnggiúp nâng cao thu nhập ổn định, bền vững cho người dân.

IV- Huy động, lồng ghép các nguồn lực, thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh gắn với đẩy mạnh nguồn lực xã hội hóa để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; tăng cường huy động vốn từ các nguồn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của cáctổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.

Tổng kinh phí triển khai kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2019 ước khoảng: 5.440.412 triệu đồng, bao gồm:

- Vốn Trung ương ước khoảng: 1.621.667 triệu đồng;

- Vốn địa phương ước khoảng : 367.886 triệu đồng;

- Vốn NGO, ODA ước khoảng: 418.429 triệu đồng;

- Vốn huy động cộng đồng, doanh nghiệp ước khoảng: 32.430 triệu đồng;

- Vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội: 3.000.000 triệu đồng;

D- TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Từ ngày 20/4-30/4/2019 các huyện ủy, thị ủy, thành ủy phối hợp với các ban, sở, ngành, đơn vị của tỉnh xây dựng và phê duyệt kế hoạch giảm nghèo chi tiết với nội dung, nhiệm vụ, tiến độ hỗ trợ giảm nghèo gắn với từng hộ gia đình để triển khai tại địa phương; gửi kế hoạch phân công thực hiện giảm nghèo về Thường trực Tỉnh ủy (qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, theo dõi.

2. Tháng 5-12/2019, cấp ủy đảng và chính quyền các cấp triển khai thực hiện kế hoạch.

3. Tháng 11/2019, triển khai rà soát, thống kê hộ nghèo, tổng hợp kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2019; báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trước trước ngày 15/11/2019; báo cáo chính thức ngày 10/12/2019.

E- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các đảng bộ, sở, ngành được phân công phụ trách thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững theo Kế hoạch này, định kỳ báo cáo tại kỳ họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đồng thời trực tiếp triển khai việc vận động, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ thoát nghèo theo chỉ tiêu được giao.

2. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; thủ trưởng các ban, sở, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể tỉnh, các tổ chức hội, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh trực tiếp chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ thoát nghèo theo chỉ tiêu Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao theo kế hoạch này (có phụ lục chi tiết kèm theo); trong đó, thống nhất cụ thể với huyện về danh sách giúp đỡ các hộ thoát nghèo để tránh trùng lắp; tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủyvề kết quả triển khai thực hiện (theo mẫu quy định) vào ngày 10/12/2019.

3. Các huyện, thị, thành ủy

- Chỉ đạo, phổ biến, quán triệt sâu rộng về mục tiêu của kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2019 tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trực tiếp đến hộ gia đình bằng nhiều hình thức phù hợp để tăng cường trách nhiệm của mỗi người dân đối với công tác giảm nghèo nhằm huy động cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững tại địa phương.

- Chủ trì phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, đơn vị cấp tỉnh và các đồng chí được phân công thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo theo kế hoạch này xây dựng kế hoạch giảm nghèo chi tiết tại địa phương; trong đó, thống nhất đối tượng, nội dung, nhiệm vụ hỗ trợ giảm nghèo đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp, tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh với cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở trong quá trình giúp đỡ, hỗ trợ các hộ thoát nghèo; chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy về tiến độ và kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững tại địa phương.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn khẩn trương thực hiện nghiêm túc các nội dung công việc như: Giao chỉ tiêu giảm nghèo và lập danh sách hộ thoát nghèo cho từng thôn, bản, tổ dân phố; phân công cụ thể cán bộ phụ trách thôn chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, hướng dẫn thôn, hộ tích cực lao động sản xuất, tăng thu nhập để thoát nghèo.Đẩy mạnh việc hướng dẫn kỹ năng giảm nghèo cho người dân; làm tốt việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nghèo, tạo điều kiện, cơ hội cho người nghèo biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tập trung nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo hiệu quả, dễ thực hiện, nâng cao năng suất, thu nhập cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống của người nghèo. Phân loại cụ thể hộ nghèo theo nguyên nhân dẫn đến nghèo như: Thiếu vốn, thiếu lao động, thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm, lười lao động, trên cơ sở đó xác định biện pháp hỗ trợ phù hợp; phân công cán bộ trực tiếp giúp đỡ các hộ nghèo (cụ thể số hộ từng địa bàn) để thoát nghèo.

- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai công tác giảm nghèo tại các địa phương, cơ sở, kịp thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, nhằm thực hiện tốt chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Triển khai thực hiện tốt công tác rà soát, thống kê, phân loại hộ nghèo năm 2019 bảo đảm chính xác, khách quan.

4. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh: Tổ chức thực hiện tốt các cuộc giám sát thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

5. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo

(1) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các ban, sở, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn toàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện một số đề án, dự án: Đề án đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lao động nghèo; người khuyết tật, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động; đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảm nghèo các cấp; các hoạt động truyền thông, giám sát, đánh giá và quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tổng hợp, theo dõi, đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 2 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả của Kế hoạch giảm nghèo của Tỉnh ủy; thường xuyên nắm bắt, tham mưu, đề xuất xử lý những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch; đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch của các đơn vị, địa phương theo phân công chi tiết tại Kế hoạch này.

- Tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo tiến độ của Kế hoạch này.

(2) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan cân đối, tham mưu phân bổ nguồn vốn thực hiện kế hoạch từ nguồn vốn Trung ương đảm bảo. Hướng dẫn cơ chế quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với cấp huyện, cấp xã; kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc thực hiện cơ chế quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia của các ngành, địa phương gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

(3) Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở ngành liên quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh toán kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, dự án thuộc Kế hoạch theo quy định.

(4) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; các đề án, chính sách cấu lại ngành nông nghiệp; hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản vùng đặc biệt khó khăn và vùng sản xuất hàng hóa… gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững và các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này.

(5) Ban Dân tộc tỉnh: Chủ trì hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; phối hợp với các sở, ngành thực hiện chính sách liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

(6) Sở Y tế: Chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về y tế, đảm bảo cho người nghèo, cận nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế được thuận lợi nhất.

(7) Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, triển khai thực hiện công tác đầu tư cơ sở vật chất về giáo dục vùng nghèo.

(8) Sở Xây dựng: Tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

(9) Sở Giao thông vận tải: Phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương thực hiện các dự án về kết cấu hạ tầng các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

(10) Sở Tư pháp: Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

(11) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hướng dẫn thực hiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện, xã. Triển khai xây dựng các mô hình làng, xã văn hóa, góp phần nâng cao mức sống về văn hóa của nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng.

(12) Sở Công Thương: Hướng dẫn thực hiện công tác hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn huyện, xã. Thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại để sản phẩm làm ra của các hộ dân, nhất là hộ nghèo được tiêu thụ tốt.

(13) Sở Nội vụ: Thực hiện tốt Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn miền núi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu giai đoạn 2013-2020.

(14) Sở Thông tin và truyền thông: Trực tiếp tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động giảm nghèo về thông tin.

(15) Ngân hàng Chính sách xã hội: Chủ trì phối hợp với sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

6. Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể tỉnh: Tham gia thực hiện các nhiệm vụ được phân công; chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo, như: Phong trào "Ngày vì người nghèo, "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, chương trình xây dựng nông thôn mới… Động viên, khích lệ tính tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo; xây dựng và nhân rộng mô hình Tổ hợp tác hoặc Tổ tự quản giảm nghèo để tập hợp các hộ khá giả hoặc đã thoát nghèo với các hộ nghèo, cận nghèo giúp nhau giảm nghèo, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển kinh tế…; tăng cường hoạt động giám sát của đảng viên, hội viên và nhân dân trong quá trình thực hiện Kế hoạch, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo năm 2019.

7. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, tạo sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân, nhằm chuyển biến nhận thức trong cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, khơi dậy ý chí, phát huy tinh thần tự giác, tự thân, tự lực, tự cường của người nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững gắn với phát triển cộng đồng;tuyên truyền các hoạt động, mô hình, các cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả về giảm nghèo, thông qua đó nâng cao trách nhiệm giảm nghèo cho toàn xã hội.

8. Ban Tổ chức Tỉnh ủy nghiên cứu, tham mưu đưa kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá, phân xếp loại tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân lãnh đạo các cấp năm 2019.

9. Ban Dân vận Tỉnh ủy tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm huy động sự vào cuộc của cộng đồng hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng thoát nghèo; vận động người nghèo, hộ nghèo tích cực tham gia lao động sản xuất, phát huy khả năng của bản thân chủ động phấn đấu vươn lên vượt qua đói nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

10. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tăng cường công tác nắm tình hình ở địa phương, cơ sở, kịp thời tham mưu, đề xuất bổ sung các cuộc kiểm tra, giám sát liên quan đến việc thực hiện các cơ chế, chính sách về giảm nghèo bền vững tại cơ sở (nếu cần).

11. Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Sở Lao động, Thương binh - Xã hội tham mưu mẫu báo cáo chung, cuối năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo Kế hoạch này với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Trên đây là Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2019, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

BÍ THƯ

 Phạm Thị Thanh Trà

(Đã ký)

Các tin khác

Sáng nay (1-7), tại Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc Tọa đàm bàn tròn với các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản về các chủ đề công nghiệp phụ trợ, cơ sở hạ tầng, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Lãnh đạo tỉnh trao đổi với cán bộ lãnh đạo, đại biểu người dân tộc thiểu số bên lề Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thị xã Nghĩa Lộ lần thứ II, năm 2019.

Với hơn 59% dân số toàn thị xã là người dân tộc thiểu số (DTTS), công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người DTTS luôn được thị xã Nghĩa Lộ quan tâm, chú trọng.Từ năm 2014 đến nay, thị xã có trên 39% viên chức, trên 55% công chức cấp xã là người DTTS được tuyển dụng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 1954. Ảnh Tư liệu: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới nông dân, trong Di chúc năm 1968, Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các HTX nông nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

Ký kết EVFTA và EVIPA tiếp tục là một thành công lớn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng tầm vị thế quốc gia và tạo ra những cơ hội, vận mệnh mới cho đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục