Kỷ niệm 67 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2021)

Tự hào “địa chỉ đỏ”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/5/2021 | 7:42:34 AM

YênBái - Nói đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhiều người thường nghĩ đến một chiến dịch “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”. Nhưng, với người dân Yên Bái, con đường đi đến chiến thắng đó hay còn gọi là “Đường đến Điện Biên” đã phải bắt đầu một cuộc hành trình gian lao và anh dũng đó từ nhiều năm về trước.

Những cỗ đại bác làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ được Đoàn vận tải Sông Thao chuyển trên sông Hồng từ Lào Cai về Yên Bái. (Ảnh: T.L)
Những cỗ đại bác làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ được Đoàn vận tải Sông Thao chuyển trên sông Hồng từ Lào Cai về Yên Bái. (Ảnh: T.L)

Nhìn lại yếu tố địa chính trị, địa quân sự, ta thấy địa bàn Yên Bái trước đây kéo dài dọc theo sông Hồng từ huyện Trấn Yên cho đến hết huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai hiện nay. 

Do vậy, Yên Bái chính là "cánh cửa” giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc của Tổ quốc; đồng thời, là phên dậu, là của ngõ vùng Tây Bắc đi vào các tỉnh: Nghĩa Lộ, Sơn La, Lai Châu trước đây. 

Chính vì yếu tố địa quân sự, địa chính trị vô cùng quan trọng như vậy, thực dân Pháp đã ra sức xây dựng hệ thống đồn bốt khá dày đặc như: đồn Than Uyên, thuộc tỉnh Lai Châu ngày nay; đồn Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ; đồn Cửa Nhì, Gia Hội, Tú Lệ thuộc huyện Văn Chấn; đồn Văn Bàn, thuộc huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai hiện nay; đồn Gióm, đồn Đại Bục, Đại Phác ở huyện Văn Yên (trước kia thuộc huyện Trấn Yên); đồn Ca Vịnh, huyện Trấn Yên ngày nay... để hình thành nên phòng tuyến sông Thao kéo dài trên 200 cây số vừa án ngữ cho các hoạt động thống trị của thực dân Pháp ở vùng Tây Bắc nhưng cũng là mắt xích nối với hệ thống đồn bốt khác ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng... tạo nên một hành lang quân sự hay "gọng kìm thép” theo trục Đông - Tây vừa ngăn chặn mối liên hệ giữa căn cứ địa Việt Bắc với Tây Bắc; giữa vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ với Tây Bắc; ngăn chặn mối quan hệ cách mạng nước ta với Trung Quốc... theo tuyến đường sắt và đường thủy sông Hồng.

Từ thực tế như vậy, để đập tan ý đồ của thực dân Pháp, nhân dân Yên Bái đã cùng với bộ đội chính quy lập nên chiến công vang dội bằng những chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử như chiến dịch sông Thao được Trung ương lên kế hoạch mở màn đúng vào ngày sinh nhật Hồ Chủ tịch (19/5/1949) tiêu diệt 2 cứ điểm là Đại Bục và Đại Phác. Đến ngày 16/7/1949, Bộ Chỉ huy chiến dịch tiếp tục tập trung lực lượng tiêu diệt quân Pháp ở đồn Gióm và Làng Phát ở địa bàn xã Đông An, huyện Văn Yên hiện nay vừa để chặt đứt phòng tuyến sông Thao, nhưng cũng vừa ngăn chặn địch không quay lại tái chiếm đồn Đại Bục, Đại Phác.

Đến tháng 9/1951, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở Chiến dịch Lý Thường Kiệt và trận đánh đồn Ca Vịnh diễn ra vào ngày 1/10/1951, là trận chiến đấu mang ý nghĩa vừa tiêu diệt sinh lực địch, nhưng đồng thời cũng là đòn thăm dò phản ứng của địch khi ta thực hiện mục tiêu quân sự lên vùng Tây Bắc. Do đó, chiến thắng Ca Vịnh đã mở bước ngoặt vô cùng quan trọng đưa cuộc kháng chiến bước vào thời kỳ mới, đó là thời kỳ tiến công, phản công trên một chiến trường rộng lớn; thời kỳ tiến mạnh từ chiến tranh du kích sang vận động tác chiến để tạo sự thay đổi cục diện giữa ta và địch theo hướng có lợi cho ta; đồng thời, củng cố niềm tin của nhân dân ta vào cuộc kháng chiến chống Pháp và đỉnh cao của chiến dịch này là giải phóng Nghĩa Lộ ngày 18/10/1952 với hàng loạt đồn bốt của địch ở Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Than Uyên... bị tiêu diệt. 

Cùng thời điểm cuối năm 1953, người dân Yên Bái còn lập nên kỳ tích, đó là Đoàn vận tải sông Thao với mấy chục gia đình; trong đó, có nhà phải mang theo mấy đứa con thơ lên thuyền vượt thác đến Lào Cai cùng bộ đội kết bè, đóng mảng và thí nghiệm nhiều ngày, nhiều cách vượt thác ghềnh hiểm trở đưa mấy chục ô tô kéo pháo, đại bác, đạn dược do Trung Quốc viện trợ xuôi về sông Hồng tập kết tại Bắc Mục, tỉnh Tuyên Quang chờ ngày khai hỏa ở Điện Biên. 

Sau này, nhiều chiến sĩ Trung đoàn pháo binh Tất Thắng năm xưa quay lại thăm bến Âu Lâu đã thốt lên cảm phục: nếu không có những kình ngư của đoàn vận tải sông Thao thì sẽ vô cùng khó khăn cho bộ đội công binh, pháo binh trong tìm cách đưa pháo về xuôi do đường sắt bị địch đánh hỏng hàng loạt cầu, ray và đường bộ thì vừa nhỏ vừa xa, nhiều dốc đứng và nền đường hư hỏng nặng.

Từ tháng 12/1954 trở đi, trước cuộc hành quân lịch sử ra chiến trường Điện Biên Phủ, Pháp đã tập trung không quân đánh phá vào trọng điểm những tuyến đường tiếp viện ra tiền tuyến. Trong đó, phải kể đến bến phà Âu Lâu, đèo Lũng Lô… được coi là "tọa độ lửa” mà theo thống kê có khoảng trên 2.000 quả bom địch ném xuống những chỗ này. 

Tuy vậy, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, không ngại hy sinh, mặc cho đạn nổ bom rơi, quân dân Yên Bái vẫn bám đường, bám bến duy trì hoạt động giao thông và ứng biến linh hoạt theo cách, ngày địch đánh thì ta vận tải ban đêm. Chúng nhằm vào bến Âu Lâu thì ta xây dựng bến giả nghi binh gần đó. Máy bay địch kéo đến thì dìm thuyền tránh địch. Máy bay đi rồi thì lại vớt thuyền vận tải qua sông. Địch đánh ban ngày thì ta hoạt động vào đêm. Những người lái phà như cụ Phạm Trung Tốn hay những nữ lái đò như cụ Phan Thị Thanh, Nguyễn Thị Mão... đều có chung tâm sự rất đỗi tự hào: "Thời trẻ, chúng tôi đi làm nhiệm vụ chẳng hề sợ đạn bom hay nước lũ. Ai cũng thấy vui vì được hòa cùng mọi người ra tiền tuyến”.

Cùng với bến Âu Lâu, nhân dân các xã ven sông Hồng thuộc huyện Trấn Yên, Văn Bàn còn đóng hàng trăm thuyền, bè, mảng mở thêm các bến nhỏ và huy động gần 3.000 ngày công, 650 xe thồ phục vụ vận chuyển trên các bến. Nhiều làng quê trở thành công binh xưởng luyện gang thép sản xuất vũ khí, đồ quân dụng, rèn dao, cuốc, xẻng cho bộ đội đào hầm hào và dân công mở đường. Khung cảnh những ngày giao lương, khắp mọi miền quê, người người đông vui như trẩy hội… 

Những nỗ lực từ tinh thần yêu nước, đoàn kết, quả cảm và sáng tạo của người dân Yên Bái đã viết nên khúc tráng ca nơi của ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, góp phần tô thắm hơn mốc son chói lọi cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp bằng dấu mốc của chiến thắng hào hùng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.  
Hoàng Nhâm

Tags chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Đèo Lũng Lô xã Thượng Bằng La

Các tin khác
Đoàn xe đạp thồ trên đường vào Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: T.L)

Đã 67 năm sau ngày giành chiến thắng Điện Biên Phủ - một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong suốt 9 năm kháng chiến, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái đã tích cực hoạt động, xây dựng củng cố địa phương về mọi mặt, phối hợp chiến đấu, phục vụ kịp thời, có hiệu quả, góp sức người, sức của cho chiến trường.

Tượng đài trên Bến Âu Lâu lịch sử.

Yên Bái tự hào nằm ở vị trí cửa ngõ, hậu phương trực tiếp mở đường đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" 67 năm về trước.

Ông Phạm Gia Túc giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định.

Bộ Chính trị điều động, phân công ông Phạm Gia Túc tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định, nhiệm kỳ 2020-2025.

Chiều 7/5/1954, lá cờ

Năm 1954, trên đại ngàn Tây Bắc đất nước, quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạp bằng mọi khó khăn thử thách, đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục