Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung kiến nghị 4 nội dung nhằm phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/10/2022 | 5:40:10 PM

YênBái - Chiều nay - 28/10, trong phiên thảo luận tại hội trường, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội khóa XV đã kiến nghị Chính phủ 4 vấn đề quan trọng nhằm phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung phát biểu trong phiên thảo luận chiều 28/10.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung phát biểu trong phiên thảo luận chiều 28/10.

Đại biểu Trung cho biết, theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp này, với việc kiểm soát tốt dịch bệnh đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế liên tục tăng, áp lực lạm phát tăng cao tại nhiều nền kinh tế lớn. 

Công tác điều hành chính sách tiền tệ như kiểm soát tăng trưởng tín dụng, lãi suất, tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường. Cùng với việc phối hợp nhịp nhàng hiệu quả với chính sách tài khóa đã đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tài chính quốc gia. 

Tuy nhiên, theo phản ánh của cử tri và doanh nghiệp, thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng khó tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng do ngân hàng thương mại đã hết dung tín dụng hoặc thiếu vốn cho vay do chưa thu hồi được các khoản tín dụng đến hạn cũng như khó khăn trong việc huy động tiền gửi của khách hàng. 

Đặc biệt, sau khi Chính phủ siết chặt điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp và Ngân hàng Nhà nước siết chặt điều kiện cho vay đối với một số lĩnh vực thì nguy nguy cơ thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh và mức độ khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngày càng tăng cao. 

Đại biểu nêu vấn đề thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh lãi suất điều hành, nới biên độ tỷ giá đồng đô la Mỹ khiến lãi suất huy động và cho vay của hầu hết các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng. Giá đô la Mỹ được điều chỉnh tăng rất mạnh, việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn của doanh nghiệp, chi phí vốn tăng cao do cung ứng vốn cho nền kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống ngân hàng.

Chỉ tiêu dư nợ tín dụng ngân hàng trên GDP của Việt Nam ở mức khá cao, hiện nay là chỉ tiêu này ở mức khoảng 125 % GDP và cao hơn mức trung bình của thế giới. Trong khi hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều rủi ro, thiếu các công cụ giám sát an toàn, hệ thống giao dịch thiếu lành mạnh, thậm chí đã có những trường hợp vi phạm pháp luật.

Để đảm bảo ổn định thị trường tài chính, ổn định thị trường vốn, góp phần phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đại biểu kiến nghị Chính phủ cần quan tâm lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, việc tăng lãi suất cơ bản và điều chỉnh biên đổi tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, Chính phủ cần có các biện pháp giám sát chặt chẽ lãi suất đầu ra của các ngân hàng thương mại để không hạn chế khả năng các thành phần kinh tế thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn tín dụng với mức lãi suất phù hợp và không phát sinh các khoản phí khác. Đây là bài học kinh nghiệm của giai đoạn 2008 - 2009 cũng như là giai đoạn 2011, 2012. 

Thứ hai, cần có các kịch bản chủ động trong điều hành lãi suất, tỷ giá cùng với các biện pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo huy động, khơi thông các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, vừa kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã được Quốc hội quyết định. 

Đồng thời khẩn trương rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập thời gian qua để phát triển lành mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trở thành kênh dẫn vốn an toàn, hiệu quả cho các dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn chính sách hỗ trợ lãi suất 2 % theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội.  

Thứ tư, trong khi thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát lượng tiền cung ứng đối với nền kinh tế, Chính phủ cần thực hiện đồng bộ chính sách và tài khóa quyết liệt trong việc giải ngân vốn đầu tư công đối với các công trình, dự án; nhất là các công trình, dự án về cơ sở hạ tầng. 

Minh Quang  - Hoàng Sâm (lược ghi)

Tags Quốc hội thảo luận kỳ họp thứ tư khóa XV Nguyễn Thành Trung Đỗ Đức Duy Nguyễn Quốc Luận Phạm Thị Thanh Trà Triệu Thị Huyền Khang Thị Mào

Các tin khác
Đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Yên Bình chủ trì Kỳ họp

Đó là một trong những nội dung tại Kỳ họp thứ 6 (chuyên đề) HĐND huyện Yên Bình được tổ chức ngày 28/10.

Các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chụp ảnh lưu niệm cùng với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Tháo gỡ khó khăn cho ngành y tế, cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, điều hành kinh tế vĩ mô… là những vấn đề lớn thu hút sự quan tâm, đóng góp ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội phát biểu. (Ảnh minh họa)

Đại biểu Lê Thị Ngọc Linh cho biết các tổ chức chính trị xã hội, phối hợp với nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục định hướng để biết cách khai thác thông tin tích cực trên các mạng xã hội.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 diễn ra sáng 28/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã giải đáp nhiều nội dung đại biểu Quốc hội đề cập trong phiên thảo luận ngày 27/10 về các chính sách và kết quả thực hiện chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục