Các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái thảo luận ở tổ về Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Luật Giá (sửa đổi)

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/11/2022 | 5:57:42 PM

YênBái - Chiều 7/11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cùng đại biểu các tỉnh Quảng Nam, Đồng Tháp, Hòa Bình đã thảo luận ở tổ Dự án Luật Giá (sửa đổi), Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi); việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu.

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đề nghị Chính phủ chỉ đạo của cơ quan soạn thảo nghiên cứu kỹ, rà soát lại giá cả một số mặt hàng hóa, dịch vụ hiện nay chưa đảm bảo sự công bằng, không phù hợp với tình hình thực tế.
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đề nghị Chính phủ chỉ đạo của cơ quan soạn thảo nghiên cứu kỹ, rà soát lại giá cả một số mặt hàng hóa, dịch vụ hiện nay chưa đảm bảo sự công bằng, không phù hợp với tình hình thực tế.

Về lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy kiến nghị nên đưa vào danh mục dự án được lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu để đảm bảo tăng tính cạnh tranh và sẽ lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực nhất để thực hiện dự án.

Về giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư có quy định mức bảo đảm thực hiện hợp đồng từ 1 đến 3% tổng mức đầu tư của dự án, đại biểu cho rằng quy định như thế có thể dẫn đến chênh lệch lớn khi mà cơ quan quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu đưa ra mức để đảm bảo thực hiện hợp đồng. 

Đặc biệt, đối với các gói thầu có giá trị lớn các dự án quy mô lớn và mức chênh lệch này có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần cân nhắc bổ sung quy định cụ thể về hạn mức đảm bảo thực hiện dự thầu tương ứng với giá trị, quy mô, tính chất của từng loại gói thầu theo hướng gói thầu quy mô càng lớn thì tỷ lệ bảo đảm có thể nhỏ hơn, còn gói thầu quy mô nhỏ thì có thể bảo đảm ở mức tỷ lệ lớn hơn.

Đồng tình với việc bổ sung thêm một số trường hợp chỉ định thầu, đại biểu nêu ví dụ khi mà gói thầu cung cấp dịch vụ trên một địa bàn, một khu vực chỉ có một nhà thầu cung cấp. "Việc lựa chọn các nhà thầu cung cấp dịch vụ như thu gom, xử lý rác thải đô thị hoặc là duy trì môi trường đô thị, hoặc chăm sóc công viên cây xanh; thực tế có nhiều trường hợp trên địa bàn của một đô thị chỉ có một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó nếu như thực hiện quy trình đấu thầu thì thường vừa mất thời gian và thường không kịp để thực hiện phù hợp với năm tài chính, khi mà ngay từ ngày đầu tiên của năm tài chính chúng ta phải có nhà thầu thực hiện dịch vụ này. Nhưng nếu chúng ta thực hiện thủ tục đấu thầu thì sẽ mất thời gian hàng tháng về việc này xảy ra ở nhiều địa phương và rất vướng mắc. Các dịch vụ công ích, tôi cho rằng khi mà chỉ có một nhà thầu thì nên áp dụng hình thức chỉ định thầu” - đại biểu Duy nêu ví dụ.



Cho rằng phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) liên quan lớn đến khái niệm vốn Nhà nước nên đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội (ảnh trên) đề nghị cần làm rõ khái niệm vốn Nhà nước để thống nhất với các luật có liên quan như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. 

Tham gia ý kiến về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư, đại biểu cho biết: Tại Điểm c, Khoản 3, Điều 5 quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân, ở đây nêu rõ là có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật. 

"Tôi cho rằng quy định như trên còn chung chung và hiểu cụ thể như thế nào về chứng chỉ chuyên môn phù hợp. Trên thực tế có nhiều loại chứng chỉ như các lĩnh vực như xây dựng, công nghệ, môi trường, các lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe, y tế, kinh doanh bất động sản, các lĩnh vực về tài chính. Vậy loại nào thì được hiểu là phù hợp và như thế nào là phù hợp và phù hợp theo quy định của pháp luật nào? Dự thảo luật nên làm rõ các quy định này” - đại biểu nêu ý kiến. 

Liên quan đến vấn đề định giá trong dự thảo Luật Giá sửa đổi, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đề nghị Chính phủ chỉ đạo của cơ quan soạn thảo nghiên cứu kỹ, rà soát lại giá cả một số mặt hàng hóa, dịch vụ hiện nay chưa đảm bảo sự công bằng, không phù hợp với tình hình thực tế. 

Đại biểu cho biết, hiện nay giá điện, giá mua điện của các dự án điện gió, điện năng lượng mặt trời với các dự án thủy điện đang rất có sự có sự khác nhau. Cụ thể, giá mua thủy điện bình quân khoảng 1.200 đồng/kwh, điện mặt trời thì khoảng 1.940 đồng, điện gió khoảng 2.000 đồng/kwh. 

Dự án thủy điện là những dự án mà chủ yếu là thực hiện đầu tư những vùng có địa bàn miền núi, vùng cao, vùng đặc quyền kinh tế khó khăn, suất đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và mức độ rủi ro cao; trong khi đó giá mua điện lại mua thấp hơn giá so với điện mặt trời, điện gió. Đại biểu cho rằng như vậy chưa hợp lý, cần phải tính toán lại, xem xét lại để đảm bảo quá trình định giá lại nhằm đảm bảo sự công bằng.

Đại biểu nêu bất cập liên quan đến giá xăng dầu, đó là người dân ở vùng núi, vùng cao đặc biệt khó khăn hiện đang phải trả tiền mua xăng dầu cao hơn 500 đồng/lít so với vùng thấp, vấn đề này tồn tại rất lâu. Theo quy định của Tổng công ty Xăng dầu, khoảng trên 40 tỉnh vùng 2 có sự chênh lệch này, như vậy cần phải xem lại. 

Cho rằng vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi là nơi thu nhập của người dân còn thấp, lẽ ra vùng này phải được hưởng ưu đãi hơn thì lại phải gánh thêm 500 đồng nữa vì lý do xa nguồn cung, đại biểu Luận đề xuất: "Trước đây chúng ta đã có chính sách trợ giá, trợ cước, giờ chúng ta bỏ đi và lồng vào chương trình mục tiêu, nhưng tôi cho rằng đối với xăng dầu phải xem lại và chúng ta cũng cần đánh giá lại và cân nhắc lại một số mặt hàng hóa, dịch vụ”.

Ngày mai - 8/11, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022.

Minh Quang - Hoàng Sâm (lược ghi)

Tags Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV thảo luận tổ thảo luận đại biểu Đỗ Đức Duy Nguyễn Quốc Luận Nguyễn Thành Trung

Các tin khác

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 4/5, tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp xúc cử tri các xã Gia Hội, Tú Lệ và Nậm Búng, huyện Văn Chấn.

Người đứng đầu cũng được quyền xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng của tổ chức, cơ quan, đơn vị ở cấp hành chính do mình trực tiếp quản lý.

Bộ Chính trị quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 4/5, tại Hội trường trung tâm huyện Mù Cang Chải, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp xúc cử tri các xã: Chế Cu Nha, Kim Nọi, Khao Mang, Lao Chải, Hồ Bốn và thị trấn Mù Cang Chải.

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 4/5, đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng Đoàn giám sát số 1 của HĐND tỉnh Yên Bái đã thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện một số chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 theo quy định tại các nghị quyết của HĐND tỉnh” tại huyện Yên Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục