Trưởng ban Nội chính T.Ư: ''Những người tham nhũng vừa rồi đều là người giàu''

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/12/2022 | 2:47:45 PM

Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc nhấn mạnh yêu cầu "4 không" trong phòng chống tham nhũng, song cho rằng, việc nâng cao đời sống để cán bộ "không cần" tham nhũng chỉ đóng góp một phần vì những người tham nhũng vừa qua đều là người giàu.

Ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính T.Ư truyền đạt chuyên đề về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết 27)
Ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính T.Ư truyền đạt chuyên đề về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết 27)

Sáng 5.12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị T.Ư 6 khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Truyền đạt chuyên đề đầu tiên về Nghị quyết 27 với nội dung tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc cho biết, T.Ư đặt ra 10 giải pháp, nhiệm vụ trong đó một trong những trọng tâm chính là hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

"Phòng chống tham nhũng thì từ lâu rồi nhưng đây là lần đầu tiên T.Ư đề ra những giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước", ông Trạc cho hay.

Ông Trạc nhấn mạnh, T.Ư yêu cầu, thực hiện nghiêm nguyên tắc mọi quyền lực đều được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, phải được ràng buộc bằng trách nhiệm. Quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao, trách nhiệm càng lớn. Lạm dụng, lợi dụng quyền lực phải bị truy cứu trách nhiệm, xử lý vi phạm.

"Bản chất của tham nhũng, tiêu cực là lợi dụng quyền lực. Cho nên chúng ta kiểm soát quyền lực chính là ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực", ông Trạc nêu.

Bên cạnh đó, Trưởng ban Nội chính T.Ư cũng nhấn mạnh việc phân định trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ phối hợp và tự kiểm soát bên trong từng cơ quan cũng như giữa các cơ quan với nhau, giữa cấp trên với cấp dưới, cấp dưới và cấp trên.

Trong đó, quy định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành pháp trong kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp và của cơ quan tư pháp trong kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, lập pháp…


Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết T.Ư 6 khóa XIII tại điểm cầu chính nhà Quốc hội. 

Thiết chế mới về kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng

Một giải pháp được ông Trạc nhấn mạnh là nghiên cứu thành lập các thiết chế mới về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

"Thiết chế mới như nào thì chúng tôi nghiên cứu 2 năm chưa ra. Khó lắm!”, ông Trạc nói và cho biết, nếu như muốn làm được như Trung Quốc thì cần phải thay đổi lại thể chế, thiết chế bộ máy.

Trung Quốc có cơ quan Ủy ban Giám sát nhà nước, thí điểm một nhiệm kỳ, sau đó ban hành thành luật. Cơ quan này có cả chức năng giám sát, chức năng điều tra. Đây là yêu cầu nghị quyết đặt ra nhưng việc nghiên cứu rất công phu, đòi hỏi phù hợp với thể chế chính trị thực tiễn Việt Nam.

Một giải pháp cũng được ông Trạc nhấn mạnh là thực hiện "4 không" trong phòng chống tham nhũng.

Thứ nhất là "không thể”, tức là hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng. "Đó là cơ chế chính, phòng vẫn phải chặt chẽ”, ông Trạc nói.

Thứ hai là phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh để "không dám” tham nhũng.

Thứ ba là đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức "không cần” tham nhũng, tiêu cực.

"Đương nhiên cái này cũng có phần quan trọng thôi chứ không thể chấm dứt được tham nhũng. Bởi những người tham nhũng vừa rồi đều là những người giàu. Người giàu mà họ cũng tham nhũng lớn. Cái không thứ 4 là phải xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để "không muốn” tham nhũng", ông Trạc nhấn mạnh.

(Theo TNO)

Các tin khác

Sáng 5-12, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo giới thiệu về hội thảo Chiến thắng 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972' - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại tại Hà Nội.

Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện và nhân dân địa phương tham gia diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại xã An Lương, huyện Văn Chấn năm 2022.

Xác định việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn quân gắn với thế trận an ninh nhân dân và củng cố khu vực phòng thủ vững chắc là một trong những nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt, thời gian qua, huyện Văn Chấn luôn quán triệt sâu sắc đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, tích cực triển khai xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, toàn diện.

Đồng chí Trần Nhật Tân - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên (bên phải) tham gia lao động trong Chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”.

Sau 3 năm thực hiện Chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân” ở huyện Trấn Yên đã đạt nhiều kết quả quan trọng và hoạt động của Chương hình đã tăng tính gắn kết cộng đồng; là phương thức triển khai hiệu quả những nội dung trọng tâm Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Sáng 5/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức khai mạc Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục