Đại biểu dự Kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh Yên Bái thảo luận tổ sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/12/2022 | 10:22:04 AM

YênBái - Sáng 9/12, Kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 bước sang ngày làm việc thứ 2. Trong phiên làm việc buổi sáng, các đại biểu HĐND tỉnh chia 4 tổ thảo luận, tập trung nghiên cứu, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, trọng tâm vào các báo cáo, tờ trình dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp.

Với tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu đã phân tích, đánh giá những ưu điểm, kết quả nổi bật mà tỉnh đã đạt được trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2022; kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận, chỉ rõ những khó khăn; nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm cần phải tập trung khắc phục, tháo gỡ. Qua đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp, bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, đầu tư năm 2023. 


Đại biểu Mai Mộng Tuân - Bí thư Huyện ủy Văn Chấn tham gia ý kiến về việc khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm chủ lực.

Đối với tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, có ý kiến cho rằng: Hiện nay các xã đang tập trung xây dựng nông thôn mới đều là những xã đặc biệt khó khăn của tỉnh; bộ tiêu chí giai đoạn 2021- 2025 mới ban hành và ban hành khá muộn nên tiến độ thực hiện còn chậm, dồn vào cuối năm… Do vậy, đề nghị tỉnh chỉ đạo các ngành tăng cường công tác phối hợp trong việc hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục để các địa phương nhanh chóng hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới, có kế hoạch vốn giao sớm năm 2023 để việc tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo theo kế hoạch.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng, tình hình thế giới tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực trong nước và địa phương như đơn giá vật liệu tăng cao, nhất là lĩnh vực nông nghiệp khi phân bón, thức ăn chăn nuôi đều tăng nhưng tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Các sản phẩm chủ lực của tỉnh như chè, gỗ rừng trồng tiêu thụ chậm. Cùng với đó, do việc triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia giao vào giữa năm nên việc hỗ trợ đời sống cho hộ nghèo hầu như chưa triển khai. 

Liên quan đến công tác thu ngân sách, nhiều đại biểu chung quan điểm, cho rằng công tác thu ngân sách, nhất là thu từ đấu giá quyền sử dụng đất; việc triển khai các dự án, công trình trọng điểm, công tác giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn, vướng mắc, gây khó khăn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Để thực hiện mục tiêu này, cần sự quyết tâm, quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân.


Đại biểu Đỗ Thị Thanh Nga - Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ tham gia ý kiến liên quan đến công tác thu ngân sách.

Tham gia ý kiến thảo luận tại tổ, đại biểu Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, thị trường bất động sản những tháng cuối năm cũng gặp không ít khó khăn; việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường thu hồi đất cũng tương tự cần các cấp, các ngành có sự phối hợp giao nhiệm vụ cụ thể để tháo gỡ. Trong năm 2023, ngành sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý đối với lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường và các dịch vụ liên quan đến tài nguyên- môi trường trên địa bàn tỉnh. 

Đối với báo cáo kết quả hoạt động của HĐND tỉnh năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023, đa số các đại biểu cho rằng báo cáo đã tập trung đánh giá được những kết quả nổi bật đạt được trong năm 2022, đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để đề ra phương hướng, nhiệm vụ của HĐND tỉnh năm 2023 đảm bảo tính khả thi. 


Đại biểu Trần Việt Quý - Giám đốc Sở Xây dựng tham gia ý kiến vào lĩnh vực quy hoạch của tỉnh.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng dành nhiều thời gian xem xét, tham gia ý kiến góp ý vào các dự thảo nghị quyết quan trọng trình tại Kỳ họp. Đa số các đại biểu nhất trí với các dự thảo nghị quyết và cho rằng các nghị quyết đã đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và các căn cứ pháp lý theo quy định của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. 

Chuyển đổi số là lĩnh vực mới và đang được tỉnh Yên Bái quyết liệt triển khai thực hiện. Do đó đây cũng là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, góp ý vào dự thảo Nghị quyết như: tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nhất là cho các huyện, các xã vùng cao; quan tâm, xem xét có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho đội ngũ thực hiện công tác chuyển đổi số cấp xã.

Các nghị quyết trình tại Kỳ họp này là những nghị quyết hết sức quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, của các huyện trong thời gian tới nên các đại biểu mong muốn tỉnh sớm triển khai thực hiện để phát huy hiệu quả trong thực tiễn, đáp ứng mong đợi, kỳ vọng của cử tri và nhân dân. 

Chiều nay, Kỳ họp sẽ tiếp tục thảo luận tại Hội trường. Báo Yên Bái sẽ tiếp tục cập nhật đến bạn đọc
.
Thanh Chi - Đức Toàn - Mạnh Cường

Tags Yên Bái HĐND tỉnh Kỳ họp 9 Kỳ họp 10 chuyển đổi số kinh tế xã hội

Các tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Hà Nội lên đường dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU và thăm 3 nước châu Âu

Rạng sáng 9/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - EU và thăm chính thức 3 nước châu Âu Luxembourg, Hà Lan và Bỉ, từ ngày 9 - 16/12.

Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Sở Thông tin và Truyền thông khóa V, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt Đại hội.

Chiều 8/12, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Yên Bái đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đây là CĐCS được Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn Viên chức tỉnh chỉ đạo đại hội điểm.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, chiều 8/12, các đại biểu tiến hành xem xét các báo cáo, tờ trình và nghe đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh định hướng một số nội dung thảo luận tại tổ.

Các phi công Đại đội 4 anh hùng thuộc Đoàn Không quân Yên Thế trước giờ xuất kích.

Nếu như năm 1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải ký Hiệp định Genève chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, thì chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972 trên bầu trời Hà Nội đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục