Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận đề nghị tạo sự chủ động, linh hoạt về nhà ở công nhân cho các doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/6/2023 | 5:13:38 PM

YênBái - Tham gia thảo luận ở tổ về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đề nghị tạo sự chủ động, linh hoạt về nhà ở công nhân cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu ý kiến sáng 5/6.
Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu ý kiến sáng 5/6.


Nêu ý kiến, trong dự thảo Luật đang quy định nhà lưu trú, công nhân là công trình xây dựng được đầu tư xây dựng trên phần diện tích đất dịch vụ thuộc phạm vi khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp của kinh tế để bố trí cho công nhân, người lao động thuê lưu trú trong thời gian làm việc tại khu công nghiệp đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại việc chỉ được xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp. 

Đại biểu cho biết, đối với những khu công nghiệp hiện nay đã hình thành rồi giờ không còn quỹ đất để xây nhà lưu trú nữa nên chúng ta quy định cứng như vậy thì sẽ rất là khó. Nên chăng, chúng ta quy định là có thể bố trí xây nhà lưu trú cho công nhân ở trong bán kính nhất định, xung quanh khu công nghiệp; như vậy thì độ mở sẽ cao hơn và như vậy thì triển khai thực tế sẽ hiệu quả hơn.

Không đồng tình với quy định về chủ đầu tư thực hiện điều kiện làm chủ đầu tư các dự án xây dựng nhà ở có quy định chủ đầu tư phải có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện đối với từng loại dự án theo quy định của luật này, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm bởi chưa phù hợp với thực tế. Lý do mà đại biểu đưa ra là, chủ đầu tư không nhất thiết phải có năng lực, kinh nghiệm vì họ hoàn toàn có thể thuê người để đầu tư xây dựng, kể cả thuê quản lý. Chủ đầu tư có thể chỉ làm một dự án, hỏi họ có kinh nghiệm thì rất là khó.


Về điều kiện thuê nhà lưu trú công nhân có quy định, doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp thuê nhà lưu trú công nhân phải có hợp đồng thuê mặt bằng khu công nghiệp và đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp đó còn phải có hợp đồng thuê sử dụng lao động đối với các đối tượng quy định tại luật này, đại biểu cho rằng là quy định như vậy là chưa hợp lý, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trong việc chủ động bố trí chỗ ở cho công nhân. 

"Nếu quy định như vậy là cứ phải có hợp đồng xong thì mới được được thuê nhà xã hội cho công nhân. Thế như vậy thì làm mất tính chủ động của doanh nghiệp” - đại biểu Luận nêu ý kiến và cho rằng nên bỏ nội dung này ra khỏi Luật để tạo sự chủ động, linh hoạt cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Về nguyên tắc cho thuê và quản lý vận hành nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp quy định: sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người thuê nhà phải bàn giao lại cho chủ đầu tư dự án, đại biểu Luận cho rằng quy định như vậy là chưa rõ ràng và gây phiền hà, rắc rối cho người lao động; đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại để sửa lại nội dung này theo hướng là chỉ nên quy định sau khi không làm việc tại khu công nghiệp thì người thuê nhà mới phải bàn giao lại cho chủ đầu tư dự án.  

Đại biểu nêu tình huống, khi người lao động chuyển làm việc từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác nhưng vẫn trong khu công nghiệp thì không cần yêu cầu họ phải trả lại, bàn giao nhà lại cho chủ đầu tư, trừ khi họ không ở trong khu công nghiệp đó, chuyển đi địa bàn khác hoặc chuyển sang các đơn vị ngoài khu công nghiệp thì khi đó mới phải bàn giao lại nhà cho chủ đầu tư. 

"Như vậy thì đỡ phiền hà cho người lao động và cũng không cần thiết phải đưa vào luật quy định như vậy” - đại biểu Luận đề xuất.

Hoàng Sâm - Minh Quang

Tags đại biểu Quốc hội phó trưởng đoàn Nguyễn Quốc Luận nhà ở công nhân doanh nghiệp thảo luận

Các tin khác
Ngày 5/6/1911, từ Bến Nhà Rồng - cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc, ra đi trên con tàu Amiral Latouche Tréville để thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử đấu tranh vì sự sinh tồn-phát triển của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20 cũng như con đường đi lên CNXH ngày nay.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận ở tổ sáng 5/6.

Sáng 5/6, sau khi nghe Tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã dự phiên thảo luận ở tổ cùng đại biểu các tỉnh: Khánh Hòa, Bình Phước, Hòa Bình.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tích cực thảo luận tại kỳ họp Quốc hội/ UBND tỉnh triển khai nhiệm vụ tháng 6/ Sơ kết công tác tuyên truyền biển đảo 6 tháng đầu năm/ Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình phối hợp đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”/ Hội thảo phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Yên Bái năm 2023/ Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp/ Nghệ thuật khèn Mông của Yên Bái vào Danh sách di sản văn hoá phi vật thể quốc gia... là những tin tức thời sự nổi bật của tỉnh Yên Bái trong tuần qua.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đại biểu và cử tri TP. Hà Nội - Ảnh: Báo Nhân dân.

Trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC), người đứng đầu có vai trò đặc biệt quan trọng suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và nêu gương sáng để khởi phát, dẫn dắt cao trào cách mạng. Thực tế đó được minh chứng rõ nét, thuyết phục từ quá trình vận hành đánh “giặc nội xâm” ở Việt Nam thời gian qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục