Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký nghị quyết mới của Bộ Chính trị phát triển doanh nhân Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/10/2023 | 2:13:07 PM

Bộ Chính trị nêu rõ mục tiêu đến năm 2030 phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực, trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành nghị quyết về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Đến năm 2045, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu

Theo đó, Bộ Chính trị đề ra mục tiêu cụ thể là phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc.

Quy định mới của Bộ Chính trị về xin lỗi, phục hồi quyền lợi tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan
Có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.

Về mục tiêu đến năm 2030, Bộ Chính trị nêu rõ phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.

Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.

Về tầm nhìn đến năm 2045, nghị quyết nêu rõ việc phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế.

Một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Bổ sung chế tài kinh tế phù hợp để xử lý vi phạm, không hình sự hóa quan hệ kinh tế

Nghị quyết của Bộ Chính trị chỉ rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên. Trong đó, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước; hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến.

Cụ thể, khẩn trương rà soát, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh, bảo hộ quyền tài sản hợp pháp, khởi nghiệp, bổ sung chế tài kinh tế phù hợp để xử lý vi phạm, không hình sự hóa quan hệ kinh tế...

Bảo đảm khuôn khổ pháp luật ổn định, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, bình đẳng, nhất là trong tiếp cận nguồn lực về đất đai, tài chính, công nghệ.

Thực hiện phương thức đối tác công - tư; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, đối tượng phục vụ; kiểm soát, xóa bỏ đặc quyền, độc quyền trong sản xuất, kinh doanh...

Bên cạnh đó, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Như ban hành chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân quốc gia, ngành, địa phương gắn với mục tiêu tổng quát, mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới.

Có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu, có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp.

Có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực sản xuất, phát triển mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh..., bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Kèm theo đó xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc...

(Theo TTO)

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Lục Yên khen thưởng cho người có uy tín trong đồng bào DTTS  có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 11/10, UBND huyện Lục Yên đã tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Lục Yên năm 2023.

Ngày 11/10, Tổ công tác số 6 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy tại thị xã Nghĩa Lộ.

Quang cảnh lớp tập huấn

Ngày 11/10, HĐND tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND cấp xã thuộc huyện Trấn Yên năm 2023.

Quang cảnh buổi làm việc.

Chiều 10/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khảo sát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; lấy ý kiến về một số dự thảo luật sẽ xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục