Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/11/2023 | 7:50:01 PM

YênBái - Tham gia thảo luận, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận và đại biểu Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài Chính - Ngân sách của Quốc hội khẳng định sự cần thiết ban hành và cho rằng nội dung của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tính hợp Hiến và thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận cho rằng, việc thông đồng, móc nối, dìm giá và đã ảnh hưởng đến quyền lợi của những người có tài sản đấu giá và các tổ chức, cá nhân.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận cho rằng, việc thông đồng, móc nối, dìm giá và đã ảnh hưởng đến quyền lợi của những người có tài sản đấu giá và các tổ chức, cá nhân.


Tại khoản 10 về sửa đổi, bổ sung Điều 36 xem đấu giá tài sản, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận đề nghị cơ quan soạn nghiên cứu xem lại quy định tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, tổ chức cho người tham gia đấu giá xem tài sản trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 2 ngày kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho tới trước ngày mở cuộc đấu giá.

Theo đại biểu đây là một quy định đang có trong luật hiện hành và đang thực hiện. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế, đa số ý kiến cho rằng quy định tối thiểu 2 ngày thì nó quá ngắn. Đặc biệt là đối với những cái tài sản có giá trị lớn, có tính chất kỹ thuật phức tạp, thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều người thì thời gian tối thiểu 2 ngày rất là ngắn, không đủ thời gian để cho những người tham gia đấu giá xem tài sản. 

"Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét có thể nâng thời hạn tối thiểu ba đến bốn ngày để đảm bảo tất cả những người quan tâm có thể xem tài sản trước khi quyết định tham gia đấu giá” - đại biểu Luận nêu ý kiến. 

Cho biết tại Khoản 12 về sửa đổi, bổ sung, dự thảo bổ sung điểm e vào khoản này là: cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột ở công ty mẹ, công ty con, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp và thông qua việc ra quyết định của doanh nghiệp khi đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản, đại biểu cho rằng quy định như vậy rất khó thực hiện. 

Đại biểu Luận phát biểu, "Tôi cho rằng là cơ quan soạn thảo nên cân nhắc lại quy định này theo hướng là bỏ quy định này. Chúng ta đấu giá là đấu giá công khai, kể cả có tham gia vào những vấn đề là ai bỏ giá cao người đó được, nguyên tắc đấu giá là như vậy. Có nhất thiết chúng ta phải có quy định này hay không? Tự nhiên lại đưa ra một quy định mà lại rất là khó cho tổ chức đấu giá”. 

Về sửa đổi, bổ sung của Điều 73 là: hậu quả pháp lý khi hủy kết quả đấu giá tài sản, đại biểu cho biết tại khoản này có dẫn chiếu đến các quy định tại khoản 2, 3, 4 của Điều 72 của Luật Đấu giá hiện hành quy định về hành vi thông đồng, móc nối dìm giá trong quá trình đấu giá tài sản. Nhấn mạnh trong thời gian qua đây là vấn đề hết sức nhức nhối và dư luận rất là bức xúc. Việc thông đồng, móc nối, dìm giá và đã ảnh hưởng đến quyền lợi của những người có tài sản đấu giá và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác. 

Đại biểu cho rằng, "Nếu chỉ quy định việc hủy kết quả, thì chúng tôi cho rằng như vậy, chưa đủ sức răn đen. Dự thảo chỉ quy định một câu hết sức chung chung là phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Chúng ta phải quy định rõ hơn theo hướng quy định tỷ lệ bồi thường cụ thể, chẳng hạn từ 10 - 20% hoặc 10 đến 30% giá trị tài sản đấu giá, như vậy mới có sức răn đe”. 

Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội cũng đã tham gia ý kiến vào quy định về lưu trữ hồ sơ theo hướng nâng thời hạn lên ít nhất là 10 năm.


Về một số vấn đề cụ thể của dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội tham gia vào quy định Về tài sản đấu giá. Đại biểu cho biết, về quy định: "Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công”; quy định như vậy đang có sự bất cập, bởi tài sản công theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 bao gồm "Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước”. Đại biểu cho rằng đây là các tài sản đặc biệt, thực tế là không thể quy định đấu giá đối với loại tài sản này.


Đại biểu Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội phát biểu trong thảo luận tổ chiều 8/11.

Đối với các tài sản là kết cấu hạ tầng (điểm b), tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (điểm c) và tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước (điểm d), đây cũng là các tài sản được quy định tại Luật Quản lý sử dụng tài sản công. Do đó, cần quy định các điểm b, c và d đều được dẫn chiếu theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tương tự như điểm a của dự thảo Luật để bảo đảm tính thống nhất, bao quát và đồng bộ.

Về sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 34, đại biểu cho rằng, hiện nay việc thông báo đấu giá đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia về đấu giá tài sản, đảm bảo tính công khai, minh bạch và đã được thực hiện một cách thống nhất. Những nội dung chủ yếu của Quy chế cuộc đấu giá đã có trong thông báo đấu giá, nên không cần thiết phải đăng Quy chế này lên Cổng thông tin điện tử Quốc gia về đấu giá tài sản. Khi khách hàng đến tham gia mua hồ sơ đấu giá thì đã được nhận Quy chế cuộc đấu giá kèm trong hồ sơ. Đại biểu đề nghị cân nhắc bỏ nội dung điểm d cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Liên quan quy định tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước (khoản 13, Điều 1), điểm a quy định: "Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Người tham gia đấu giá và tổ chức hành nghề đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng”. 

Tuy nhiên, đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư hoặc quyền sử dụng tần số vô tuyến điện thì quy định "phong tỏa theo quy định của pháp luật về ngân hàng” và bỏ quy định "có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng”. 

Đại biểu Trung đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình làm rõ quy định có tính chất đặc thù về tiền đặt trước đối với loại tài sản đấu giá quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tần số vô tuyến điện so với các loại tài sản đấu giá khác.

Về giá khởi điểm, đại biểu dẫn báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Đấu giá tài sản, 90% tài sản đấu giá tài sản là tài sản công. Do đó, việc xác định giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tình trạng định giá không đúng quy định nhằm trục lợi, tiềm ẩn nguy cơ thất thoát tài sản của Nhà nước. 

Viện dẫn quy định của Luật Giá (năm 2023), tại mục 2 Chương 2 quy định về hàng hóa do Nhà nước định giá, căn cứ, phương pháp định giá, thẩm quyền và trách nhiệm định giá, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung việc xác định giá khởi điểm theo quy định của pháp luật về giá và pháp luật có liên quan. Đồng thời, đề nghị làm rõ hơn quy định chịu trách nhiệm về việc xác định giá khởi điểm (điểm d1 khoản 2 Điều 47) để bảo đảm tính khả thi. 

Minh Quang - Hoàng Sâm

Tags Đại biểu Quốc hội Luật sửa đổi bổ sung Luật Đấu giá tài sản Nguyễn Quốc Luận Nguyễn Thành Trung

Các tin khác
Đại biểu Đỗ Đức Duy phát biểu thảo luận ở tổ chiều 8/11.

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, tham gia thảo luận ở tổ chiều nay - 8/11, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy đã tham gia ý kiến vào Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư

Bảo đảm mọi quyền lực được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, được ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao trách nhiệm càng lớn.

Đoàn đại biểu HĐND tỉnh giám sát tại xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa Lộ

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh, các cơ quan của HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái đã tổ chức giám sát 41 nội dung, 258 kiến nghị. Đến nay đã có 246 kiến nghị được xem xét, tiếp thu giải quyết, đạt tỷ lệ 95%.

Niềm vui của người dân xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong những năm qua, cùng với các cấp các ngành, các địa phương, MTTQ các cấp trong tỉnh Yên Bái đã có nhiều hoạt động thiết thực, đổi mới, phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân với hình thức phong phú, đa dạng, đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục