Tổng Bí thư dự phiên khai mạc Kỳ họp bất thường của Quốc hội

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/1/2024 | 7:50:13 AM

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. Tại phiên họp này, Quốc hội sẽ xem xét và quyết sách về 4 nội dung.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội khóa XV
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội khóa XV

Thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đã khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội - Ảnh 1.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội - Ảnh 2.
                                                
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội khóa XV 

Theo chương trình, vào 7h30 phút, Quốc hội sẽ tiến hành họp phiên trù bị, nghe các nội dung: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Sau đó, Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

Tiếp đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Văn Thạnh thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.


Trong năm 2023, Quốc hội khóa XV đã tiến hành 3 kỳ họp bất thường, bên cạnh 2 kỳ họp thường lệ

Vào 8h, Quốc hội họp Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Phiên khai mạc được Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp.

4 nội dung được xem xét tại kỳ họp

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội xem xét, thông qua 4 nội dung. Trước hết là Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 16 chương, 260 điều (bỏ 5 điều, sửa đổi, bổ sung tại 250 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6).

Đối với những nội dung lớn xin ý kiến tập trung thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, trên cơ sở nghiên cứu, thảo luận, trao đổi, rà soát kỹ lưỡng, các cơ quan hữu quan đã thống nhất chỉnh lý, hoàn thiện nhiều nội dung, trong đó có quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài; về không mở rộng phạm vi nhận chuyển quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 28); về trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm đối với tài sản gắn liền với đất (Điều 34)…

Bên cạnh đó còn có các nội dung như về thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ (khoản 27 Điều 79); về phát triển, khai thác và quản lý quỹ đất (Chương VIII); về các loại đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất; về không sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công.

Nội dung thứ hai là Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo gồm 15 chương và 210 điều (tăng 7 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6).

Trong đó đã tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về nhiều nội dung: giải thích từ ngữ; ngân hàng chính sách; tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng, ban kiểm soát; kiểm toán độc lập; hoạt động của tổ chức tín dụng; giới hạn cấp tín dụng; tài chính, hạch toán, kế toán...

Một số vấn đề lớn của dự thảo Luật báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp gồm: Dự phòng rủi ro; can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng; xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, vay, cho vay đặc biệt; xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm; cơ quan quản lý nhà nước; điều khoản thi hành.

Nội dung thứ ba là Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (theo trình tự, thủ tục rút gọn).

Dự thảo gồm 6 điều, quy định về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm: phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm; điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm của chương trình mục tiêu quốc gia; ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất; sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động phát triển sản xuất

Cạnh đó là quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội; cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí, phần còn lại do Nhân dân đóng góp, có sự tham gia giám sát của Nhân dân.

Nội dung thứ tư là việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Dự thảo nghị quyết gồm 3 điều, quy định về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và phân bổ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

(Theo VOV - VTV)

Các tin khác
Người dân huyện Văn Yên giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Phục vụ hành chính công huyện.

Trong năm 2023, Tỉnh ủy Yên Bái và các cấp ủy đã ban hành 306 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, dân chủ ở cơ sở.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tặng quà Tết và trao hỗ trợ làm nhà tình nghĩa cho hộ nghèo Yên Bái/ Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy gặp mặt, nói chuyện với giáo viên, học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành/ UBND tỉnh và các sở, ban, ngành triển khai nhiệm vụ năm 2024/ Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát chuyên đề về đơn vị sự nghiệp... là những sự kiện nổi bật của tỉnh Yên Bái tuần qua.

Buổi gặp mặt, nói chuyện lần đầu tiên của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy với thầy và trò Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành là một hoạt động ý nghĩa để các đồng chí lãnh đạo tỉnh lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ của thầy và trò nhà trường. Từ đó có những định hướng, giải pháp phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả Đề án Phát triển Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành giai đoạn 2021-2025, ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của nhà trường trong hệ thống các trường THPT của tỉnh và các trường THPT chuyên của cả nước.

Sau khi khám bệnh, người dân được các bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng và cấp phát thuốc miễn phí.

Vừa qua, Trung đoàn 174 (Sư đoàn 316, Quân khu 2) phối hợp với huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng trên địa bàn xã Bạch Hà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục