Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào (Yên Bái) thảo luận Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/6/2024 | 10:57:09 AM

YênBái - Thảo luận ở hội trường trong phiên họp sáng 19/6 của Kỳ họp thứ 7, thay mặt các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, đại biểu Khang Thị Mào nhất trí cao với sự cần thiết xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Đại biểu Khang Thị Mào trong phiên thảo luận sáng nay.
Đại biểu Khang Thị Mào trong phiên thảo luận sáng nay.


Đại biểu cho rằng, chương trình phù hợp với các chủ trương của Đảng cũng như chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt thể hiện tính ưu việt, nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa. Theo đó, cùng với sự phát triển kinh tế  - xã hội của đất nước, nhu cầu thụ hưởng văn hóa, tiếp cận các dịch vụ văn hóa cũng được xác định là một trong những nhu cầu thiết yếu cơ bản tương tự như nhu cầu về y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin, về nước sạch...

Tham gia ý kiến cụ thể các nội dung, đại biểu cho biết, thứ nhất, về phân chia các dự án thành phần và phạm vi thực hiện chương trình. Hiện nay, quan điểm của Chính phủ là xây dựng chương trình theo nhóm các nội dung thành phần. 

Đại biểu bày tỏ thống nhất với quan điểm này, đó là xác định mục tiêu và quản lý theo mục tiêu, không nhất thiết phải áp dụng cứng nhắc các quy định của Luật Đầu tư công, tức là phải xây dựng các dự án thành phần, trong đó quy định cụ thể về mục tiêu, đối tượng, nội dung, cơ quan thực hiện, vốn và nguồn vốn, cơ quan chịu trách nhiệm về sản phẩm đầu ra của dự án để giải quyết vấn đề vướng mắc trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia thời gian vừa qua.

Đại biểu nêu thực tế trong quá trình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, việc xây dựng các dự án thành phần, chi tiết đến từng tiểu dự án, từng địa phương, từng danh mục đã gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. 

Đơn cử như chưa giải quyết được vướng mắc về hỗ trợ cho các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, do không được định nghĩa trong Luật Giáo dục nghề nghiệp rằng đây là cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Mặc dù trên thực tế, các trung tâm này vẫn thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, nhưng không được thụ hưởng chính sách của Chương trình. 

Đại biểu Mào phát biểu: "Tôi cho rằng, cần thay đổi quan điểm này và có giải pháp hài hòa. Đó là, đối với các dự án quy mô lớn sử dụng 100% nguồn vốn của Chương trình (như các thiết chế văn hóa ở cấp tỉnh, cấp huyện...) có thể lập thành danh mục dự án chi tiết. Đối với nội dung có tính chất hỗ trợ có mục tiêu và tỷ lệ hỗ trợ việc huy động, lồng ghép và sử dụng các nguồn lực khác nhau theo từng địa bàn, từng địa phương thì không nên quy định phải lập thành dự án. Đối với những nội dung mang tính chất hỗ trợ có mục tiêu như vậy, cần sự linh hoạt về cơ chế hỗ trợ nguồn vốn cũng như phương thức huy động vốn theo hướng Chính phủ chỉ quy định về mục tiêu, phạm vi, đối tượng, định mức phân bổ vốn, sau đó giao thẩm quyền cho các địa phương chủ động triển khai thực hiện”.

Thứ hai, về đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa ở nước ngoài, đại biểu thống nhất với đề xuất của Chính phủ về sự cần thiết phải nghiên cứu, đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, nhất là tại các quốc gia mà Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, sâu rộng. Trong đó, việc giao lưu văn hóa được xác định là một trong các trụ cột của quan hệ đối ngoại, đơn cử như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp,... 

Đại biểu Mào đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng nội dung, phạm vi, quy mô cũng như cân đối nguồn lực để xác định danh mục và lộ trình triển khai thực hiện, bảo đảm hợp lý, khả thi và hiệu quả.

Về giải quyết các nội dung có sự trùng lặp của chương trình này với các Chương trình mục tiêu quốc gia đang thực hiện, đại biểu Mào thống nhất quan điểm của Chính phủ, đó là sẽ chuyển các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026 - 2030 vào Chương trình này. Đồng thời, đối với các chương trình, các dự án liên quan trực tiếp đến phát triển văn hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng chưa bố trí vốn hoặc chưa triển khai thực hiện sẽ tích hợp và thực hiện thống nhất trong Chương trình này. 

Về cơ chế quản lý, điều hành chương trình, đại biểu đề nghị cần khắc phục những bất cập trong quản lý, khi có quá nhiều cơ quan tham gia hướng dẫn và có nhiều văn bản hướng dẫn như việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia hiện tại. 

Đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu tích hợp các nội dung quy định hướng dẫn vào một nghị định cụ thể của Chính phủ. Ngoài ra, nội dung cần giao cho các bộ hướng dẫn theo hướng ban hành thông tư liên tịch để giảm bớt số lượng văn bản hướng dẫn, rút ngắn thời gian ban hành và không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình; như vậy khi áp dụng cũng tránh sự mâu thuẫn hoặc thiếu thống nhất. 

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp và ủy quyền cho các địa phương, thống nhất với cơ chế quản lý ở địa phương với ba Chương trình mục tiêu quốc gia đang thực hiện.

Về cơ chế, giải pháp thực hiện chương trình, thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đại biểu Mào cơ bản nhất trí với 6 giải pháp thực hiện chương trình theo đề xuất của Chính phủ, đồng thời, đề nghị xác định rõ hơn nữa giải pháp huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực của địa phương, nguồn lực của cộng đồng. 

Trong đó cần phân định rõ các địa phương khác nhau, các nhóm địa phương khác nhau khi xác định tiêu chí, định mức phân bổ nguồn lực và cần quan tâm ưu tiên để tăng cơ cấu nguồn lực hỗ trợ từ chương trình cho các địa phương thuộc khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và một số địa phương nơi có đông tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số rất ít người, những nơi có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đang cần nguồn lực hỗ trợ của chương trình để thực hiện việc bảo tồn và phát huy hiệu quả.

Minh Quang

Các tin khác
Ngày 19/6, Quốc hội thảo luận, xem xét nhiều nội dung quan trọng.

Ngày 19/6, Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 20 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng thống Vladimir Putin.

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin bắt đầu thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 19 đến 20-6.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Thị Hiền Hạnh -  Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Hương.

Sáng 19/6, tại xã Tân Hương, huyện Yên Bình đã long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh "Nơi thành lập các tiểu đoàn Yên Ninh".

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Chí Giang.

Ngày 18-6, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 528 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục