Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024)

Đổi thay trên quê hương cách mạng Đại Lịch

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/9/2024 | 8:04:56 AM

YênBái - Trong không khí những ngày thu cách mạng, chúng tôi về thăm xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn - mảnh đất ghi dấu nhiều chiến công lẫy lừng của quân và dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với trận đánh đèo Din gắn liền tên tuổi của anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thọ. Truyền thống đấu tranh giữ nước đã hun đúc người dân xã Đại Lịch tinh thần đoàn kết xây dựng quê hương ấm no, đổi mới.

Lãnh đạo xã Đại Lịch trao đổi với người dân thôn Bằng Là 1 về phát triển diện tích cây ăn quả có múi.
Lãnh đạo xã Đại Lịch trao đổi với người dân thôn Bằng Là 1 về phát triển diện tích cây ăn quả có múi.

Đồng chí Phạm Tuấn Anh - Bí thư Đảng ủy xã Đại Lịch cho biết: "Tự hào với truyền thống cách mạng, những năm qua, cấp ủy chính quyền xã đều tập trung xây dựng, ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững. Đặc biệt, xã đều thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động của Tỉnh ủy, kế hoạch của Huyện ủy Văn Chấn về thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trên địa bàn vượt mức kế hoạch đề ra. Qua đó, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, chính quyền để lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, tiêu biểu, tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới”. 

Nơi đây, những con đường dẫn vào các thôn, xóm đều được trải thảm nhựa, bê tông hóa rộng mở thênh thang. Hai bên bên trục chính đường xã, thôn là những đường hoa rực rỡ. Nhà văn hóa 7/7 thôn đều được xây dựng khang trang với đầy đủ hệ thống sân chơi, các thiết chế văn hóa, thể thao. Đường điện thắp sáng đường quê đạt tỷ lệ 100%. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) với chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm", hệ thống giao thông nông thôn không ngừng được nhựa hóa, bê tông hóa với tỷ lệ đường trục chính của xã, thôn đạt tỷ lệ 100%, các nhánh đường thôn tỷ lệ bê tông hóa đạt trên 95%. 

Năm 2016, xã được công nhận đạt chuẩn NTM, tháng 12/2023, xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. Năm 2024, xã có 2 thôn được công nhận thôn MTM kiểu mẫu, xã phấn đấu đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2025. Giai đoạn 2016 - 2023, xã huy động được gần 85 tỷ đồng để xây dựng NTM nâng cao, trong đó nhân dân đóng góp trên 32 tỷ đồng. Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội năm sau thường cao hơn năm trước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 22,03 triệu đồng/người/năm, đến năm 2023 đạt gần 52 triệu đồng, dự ước năm 2024 đạt trên 58 triệu đồng. Hộ nghèo hết năm 2024 dự ước giảm xuống còn 25 hộ, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm xuống còn 2,33%. 

Địa phương có vùng sản xuất lúa chất lượng cao diện tích 105 ha, sản lượng 1.200 tấn/năm, giá trị trên 10 tỷ đồng/năm; vùng sản xuất chè nguyên liệu 170 ha, sản lượng trên 3.000 tấn chè búp tươi/năm, giá trị trên 9 tỷ đồng/năm; vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng diện tích 245 ha, sản lượng trên 4.800 m3/năm, giá trị gần 5 tỷ đồng/năm; vùng trồng cây ăn quả các loại diện tích 165 ha, sản lượng quả 200 tấn, giá trị trên 3 tỷ đồng/năm. 

Đến nay, toàn xã có 27 cơ sở chăn nuôi hàng hóa quy mô tập trung theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh. Trên địa bàn xã có 6 công ty TNHH, 4 doanh nghiệp tư nhân, 2 hợp tác xã, 6 tổ hợp tác; hơn 120 mô hình buôn bán, kinh doanh thương mại, dịch vụ, tổng hợp, mỗi mô hình buôn bán cho thu nhập từ 100 - 350 triệu đồng mỗi năm. Chợ trung tâm xã được đầu tư, hoạt động mua, bán lưu thông hàng hóa ngày càng sôi động. 

Ông Trần Văn Toàn - hộ kinh doanh buôn bán dịch vụ tổng hợp thôn Trung Tâm cho biết: "Làng quê đổi mới, đời sống người dân từng bước nâng cao nên hoạt động buôn bán, kinh doanh dịch vụ của chúng tôi cũng sôi động hơn nhiều. Doanh thu bán hàng của tôi không ngừng tăng lên chính là minh chứng cho điều kiện kinh tế của các hộ dân ngày càng phát triển. Tự Chúng tôi không ngừng nỗ lực phát triển kinh tế, đóng góp nguồn lực xây dựng NTM để làng quê ngày thêm khang trang đổi mới”. 

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự đồng lòng chung sức của nhân dân, đời sống kinh tế của người dân được nâng lên cả vật chất lẫn tinh thần. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Lịch đang viết tiếp trang sử vẻ vang trên quê hương cách mạng anh hùng.

Thanh Tân

Tags Đổi thay quê hương cách mạng Đại Lịch đèo Din

Các tin khác
Cụ Nguyễn Huy Hảo kể chuyện về ngày 2/9/1945.

Dịp Quốc khánh năm nay, tôi tìm gặp cụ Nguyễn Huy Hảo - cán bộ tiền khởi nghĩa, một cựu chiến binh hiện đang cư trú tại phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái với mong muốn được cụ kể cho nghe về Lễ mít tinh chào mừng Quốc khánh cách đây 79 năm về trước.

Gần 5.000 đoàn viên thanh niên xếp hình cờ Tổ quốc tại Ngày hội “Bác Hồ trong trái tim tuổi trẻ Yên Bái”.

Trong những ngày tháng 9 mùa thu lịch sử rợp bóng cờ hoa, hàng triệu con tim người dân đất Việt đều chung niềm vui của Ngày Tết Độc lập với sự tri ân, niềm xúc động và tự hào. Từ mạch nguồn ấy, những người trẻ - thế hệ được sinh ra trong thời bình cũng trào dâng nhiều cảm xúc bằng khát vọng và trách nhiệm cống hiến...Trên khắp các trang mạng xã hội không khó để bắt gặp hình ảnh những người trẻ chào đón ngày Quốc khánh bằng những hoạt động mang màu sắc trẻ trung, tràn đầy năng lượng.

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.

Nhận thức sâu xa quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, mỗi người dân nước Việt ngày càng tự giác một cách sâu sắc về những giá trị mang tên tuổi, hình hài đất nước.

Bài viết đăng tải trên Tạp chí Khoa học của Trung tâm Dự báo địa chính trị. Ảnh: TTXVN phát

Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, ngày 30/8, tạp chí của Trung tâm Dự báo địa chính trị, có địa chỉ trang web geofor.ru, đã đăng tải bài viết của tác giả Anton Bredikhin, chuyên gia cao cấp của Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, đánh giá về cuộc chiến chống tham nhũng và những điều chỉnh nhân sự cấp cao ở Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục