Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Nhà giáo

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/10/2024 | 1:00:49 PM

YênBái - Sáng ngày 17/10, tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Nhà Giáo.

Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. 

Theo dự thảo lần 5, Luật Nhà giáo bao gồm 9 chương, 50 điều và có 9 điểm mới. Trên cơ sở gợi ý thảo luận, tại Hội nghị, đại diện các cơ sở giáo dục, các đơn vị quản lý giáo dục đã đề nghị Luật Nhà giáo sau khi ban hành và đi vào cuộc sống cần có giải pháp tổng thể giải quyết về đội ngũ nhà giáo trong toàn ngành, quan tâm đến nhà giáo ở vùng cao, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên giảng viên có trình độ cao, giáo viên mầm non, đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập, để đảm bảo công bằng đối với các nhà giáo cũng như tránh mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định từ những luật khác. 

Trong đó, các ý kiến của các đại biểu đề nghị Luật Nhà giáo cần có quy định cụ thể về nội dung đề nghị được tôn trọng bảo vệ danh dự nghề nghiệp, bảo vệ về mặt pháp lý về quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; quan tâm đến chế độ tiền lương, chính sách về tiền lương đối với nhà giáo phù hợp với năng lực, trình độ cao, người có tài năng, năng khiếu đặc biệt; chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo đối với các cấp học...

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về nhà giáo, các đại biểu cũng tán thành việc quy đinh rõ vị trí vai trò đối với cơ quan quản lý giáo dục trong việc quản lý, tuyển dụng nhà giáo, tuy nhiên cũng cần phải có sự thống nhất về thẩm quyền điều động dạy liên trường, liên cấp, dạy chéo, dạy thêm giờ đối với cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục. 

Chế độ tiền lương đối với đội ngũ nhà giáo khi được điều động lên cơ quan quản lý giáo dục; chế độ nghỉ hè cần có sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai các hoạt động chuyên môn. 

Đề nghị làm rõ thêm người có trình độ cao ở từng cấp học, bậc học, các đại biểu cũng đề nghị cần có sự rõ ràng cụ thể, để thu hút đội ngũ nhà giáo ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn hay quy định trình độ của nhà giáo đối với từng cấp học, bậc học; chính sách tuyển dụng, đãi ngộ thu hút trong tuyển dụng liên quan đến cụm từ trình độ cao, những vùng đặc biệt khó khăn. 


Các đại biểu tham gia ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo.

Các đại biểu cũng cho rằng, một số quy định trong dự thảo Luật Nhà giáo chưa phù hợp, trong đó đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc đưa các quy định có sự thống nhất giữa Luật Giáo dục và Luật Nhà giáo cũng như nhiều khác luật có liên quan để tránh chồng chéo, mâu thuẫn; xem xét việc quy định về giới để đảm bảo bình đẳng giới; đối tượng được đặc cách ưu tiên tuyển dụng vẫn quy định chung chung, cần quy định rõ với các tiêu chí cụ thể; nên bổ sung thêm cơ quan nội vụ trong công tác quản lý nhà nước nêu trong Luật; nghiên cứu, bổ sung nội dung đào tạo giáo dục nghề nghiệp; làm rõ việc giao tự chủ về tài chính, cần quy định rõ từng mức, từng nhóm. 

Các đại biểu cũng đề nghị xem xét lại quy định chế độ đãi ngộ về tiền lương, phụ cấp, tuyển dụng hiện đang trùng và mâu thuẫn đối với một số luật khác như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Viên chức, Luật Lao động, Luật Khám chữa bệnh…, cũng như Nghị quyết 27 quy định về vị trí việc làm, giao về tự chủ tài chính, cần hài hòa phù hợp, tránh lợi ích cục bộ khi ban hành luật.  

Ngoài ra, trong kết cấu của Luật Nhà giáo nên xem xét, thống nhất, ghép lại một số điều khoản, phù hợp, tránh quy định rải rác trong các điều khoản, làm rõ hơn các khái niệm còn chung chung, định tính như chế độ thu hút đối với nhà giáo có nhiều khoản quy định rải rác ở các chương, đề nghị điều chỉnh thành một điều cho dễ tra cứu, vận dụng.

Phó Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Luận phát biểu tại buổi làm việc.

Trên cơ sở những ý kiến tham gia vào dự thảo Luật Nhà giáo, đồng chí Phó Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Luận sẽ tiếp thu, tổng hợp và gửi đến cơ quan soạn thảo để tiếp tục hoàn thiện, trình kỳ họp Quốc hội xem xét, hoàn thiện dự án luật thông qua trong thời gian tới.

Trước đó, trong các ngày 10 - 16/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã lấy ý kiến tham gia vào 3 dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo (gồm: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi),  dự án Luật Dữ liệu): Dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và 4 dự án luật gồm: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Đức Toàn


Tags Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến Dự án Luật Nhà giáo

Các tin khác
Gia đình ông Bùi Văn Hưn, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đang hoàn thiện căn nhà mới.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, để huy động sức mạnh cộng đồng, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phát động “Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước” nhằm xóa hơn 153.000 nhà tạm, dột nát nằm ngoài vốn ngân sách. Chương trình là bước tiếp nối phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”.

Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội.

Hôm nay (17-10) chính thức diễn ra phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.

Toàn cảnh cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tổng kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương cần thiết để hỗ trợ thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 36 địa phương là 281,5 tỷ đồng.

Toàn cảnh Đại hội

Chiều 16-10, tại Hà Nội, 1.052 đại biểu đại diện cho các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, lực lượng vũ trang, người Việt Nam ở nước ngoài và cán bộ Mặt trận các cấp đã có mặt tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam, lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục