Bàn việc dân cần, làm điều dân muốn

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Việc thành lập và hoạt động công đoàn xã, phường, thị trấn là hoàn toàn mới mẻ so với quá trình phát triển các loại hình công đoàn cơ sở khác. Công đoàn xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình (Yên Bái) được thành lập vào cuối năm 2006 với 26 đoàn viên trong điều kiện như thế và cũng gặp không ít khó khăn về mô hình hoạt động.

Công nhân Công ty TNHH Hùng Linh (Yên Bình) sản xuất gỗ ván ép, thu nhập đạt 1,2 đến 2 triệu đồâng/người/tháng. (Ảnh: Văn Tuấn)
Công nhân Công ty TNHH Hùng Linh (Yên Bình) sản xuất gỗ ván ép, thu nhập đạt 1,2 đến 2 triệu đồâng/người/tháng. (Ảnh: Văn Tuấn)

Qua gần hai năm, vị thế của tổ chức công đoàn đã được nâng lên trong quá trình tham gia quản lý phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Vi Kim Mạnh – Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Tân Nguyên, kiêm Chủ tịch Công đoàn cho biết: “Từ thực tiễn của địa phương và chức năng của tổ chức công đoàn, chúng tôi đã xác định mô hình hoạt động công đoàn thông qua thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở”.

Tân Nguyên là xã miền núi, với gần 1.100 hộ dân, có 5.090 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc cùng chung sống ở 10 thôn bản. Cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu dựa vào thâm canh cây lúa nước và cây chè nên đời sống còn rất khó khăn. Điều này đã đặt ra câu hỏi công đoàn sẽ hoạt động ra sao để giúp dân xóa đói giảm nghèo. Khởi nguồn hoạt động là cuộc vận động công chức: “Trung thành – Sáng tạo – Tận tụy – Gương mẫu” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động.

Cuộc vận động đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền, tạo niềm tin trong nhân dân. Theo đó là sự liên kết đoàn viên công đoàn với nông dân thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Hàng năm, công đoàn cơ sở đã tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng ủy, phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức lồng ghép hội nghị cán bộ công chức với hội nghị dân chủ trong nhân dân với phương châm: “Bàn việc dân cần, làm điều dân muốn”.

Đồng thời thông báo cho nhân dân biết những quy định, quy chế huy động và sử dụng các nguồn vốn và nhân lực để nhân dân tham gia ý kiến theo hướng “Tiết kiệm – Hiệu quả”. Cũng trong hội nghị dân chủ, công đoàn thông qua quy chế phối hợp hoạt động với chính quyền về phát triển kinh tế, xã hội và quy chế phối hợp với HĐND xã thực hiện công tác kiểm tra, giám sát những hoạt động của chính quyền. Thực hiện quy chế dân chủ, cán bộ công chức đã có chuyển biến về nhận thức và hành động “Gần dân, sát thực tiễn” trong công tác chỉ đạo chuyển giao khoa học kỹ thuật trên mặt trận sản xuất nông – lâm nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở.

Mặt khác, công đoàn đã phối hợp với HĐND xã tăng cường tiếp xúc với dân và tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động ngân sách xã, Chương trình 134, Chương trình 135 và công tác quản lý đất đai của địa phương. Qua đó đã có nhiều kiến nghị với chính quyền xã giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong nhân dân. Hoạt động công đoàn đã có sự đồng thuận giữa công chức xã với nông dân, tạo bầu không khí dân chủ, khơi dậy sức mạnh trong nhân dân về huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới.

Thời gian qua, nhân dân xã đã đóng góp 60 triệu đồng san gạt mặt bằng xây dựng trường học, 210 triệu đồng làm cầu vào trung tâm xã. Bên cạnh đó, nhân dân cũng đã tham gia hàng trăm ngày công để nâng cấp, làm đường liên thôn. Đến hết năm 2007, toàn xã đã xóa xong 60 nhà dột nát cho các hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cơ sở hạ tầng ngày một đáp ứng cho phát triển nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Cuộc sống người dân nơi đây đã được cải thiện, nhiều hộ dân đã có phương tiện nghe nhìn, tiếp nhận thông tin khoa học và đời sống. Hàng năm, xã giảm được 8% hộ nghèo theo tiêu chí mới. Hoạt động xã hội mang tính nhân văn đã được nhân dân đồng tình, ủng hộ 40 triệu đồng xây nhà bia các anh hùng liệt sỹ của xã cũng như ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Quỹ “Vì người nghèo” do tỉnh phát động hàng năm.

Mô hình hoạt động công đoàn xã Tân Nguyên đã được Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ XVII ghi nhận. Tuy nhiên, hoạt động công đoàn cơ sở cũng cần sự tiếp sức của công đoàn cấp trên về trang bị lý luận và nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cấp xã. Đồng thời sớm tổng kết hoạt động thực tiễn của công đoàn cấp xã theo mô hình với ba mục tiêu “Phát triển nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng nông thôn mới và giúp dân xóa đói giảm nghèo” trên bước đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh.

Phí Quang Thái

Các tin khác
Các đại biểu dự Hội nghị Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái kỳ thứ 13 khoá XVI.

YBĐT- Sáng ngày 21/7, HĐND tỉnh Yên Bái tổ chức khai mạc kỳ họp lần thứ 13 - Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khoá XVI.

Từ năm 2006 đến hết tháng 6/2008, Dự án đã giải ngân 96,2 tỷ đồng, đầu tư hỗ trợ vật nuôi… góp phần quan trọng xoá đói giảm nghèo.

YBĐT - Trong các ngày từ 16 đến 18/7, đoàn công tác của Trung ương do Bộ Tài chính làm trưởng đoàn phối hợp với các bộ: Y tế, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội có chuyến làm việc tại tỉnh Yên Bái, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 04/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo.

Các đại biểu Quốc hội trao đổi kinh nghiệm quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình trường dân tộc nội trú với lãnh đạo huyện và Trường PT DTNT huyện Văn Chấn.

YBĐT - Thực hiện Chương trình giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XII tỉnh Yên Bái phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề về tình hình và kết quả hoạt động của hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn.

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổ Công tác chỉ đạo xây dựng Ðề án cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững đối với các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục