Chính phủ sẽ có điều chỉnh phù hợp để giảm bớt khó khăn cho đối tượng chính sách

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/7/2008 | 12:00:00 AM

Trong những năm qua, công tác chăm sóc thương binh-liệt sĩ (TB-LS) và người có công (NCC) đã được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội thực hiện với tình cảm và trách nhiệm cao nhất. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một bộ phận đối tượng chính sách có cuộc sống khó khăn, nhất là trong bối cảnh lạm phát tăng cao hiện nay.

Lãnh đạo thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) thăm hỏi gia đình thương binh ở phường Pú Chạng nhân ngày 27/7.
Lãnh đạo thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) thăm hỏi gia đình thương binh ở phường Pú Chạng nhân ngày 27/7.

Đó là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên báo chí và ông Hoàng Công Thái, Cục trưởng Cục TB-LS và người có công, Bộ LĐTB-XH.

 Thưa ông, những kết quả nổi bật nhất trong lĩnh vực chăm sóc NCC thời gian qua là gì?

Ông Hoàng Công Thái

- Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh ưu đãi NCC sửa đổi năm 2005, chúng ta đã xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh để hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi NCC. Pháp lệnh đi vào cuộc sống, nhiều NCC đã được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp lệnh.

Đến nay, hơn 8,2 triệu NCC với cách mạng trên cả nước, bao gồm 13 diện đối tượng từ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cha mẹ liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, bộ đội đến thanh niên xung phong bị nhiễm chất độc da cam, gia đình chính sách… đã được hưởng chế độ ưu đãi.

Hơn 85% số gia đình chính sách đạt mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. Hàng năm, ngân sách Nhà nước dành hơn 10.000 tỷ đồng thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi một lần hoặc thường xuyên cho các đối tượng NCC, bảo đảm mức sống trung bình trở lên so với nhân dân nơi cư trú. Hiện cũng đã có gần 10.000 xã, phường được công nhận làm tốt công tác TB-LS; hơn 85% số gia đình chính sách đạt mức sống trung bình hoặc khá.

Có được kết quả này là nhờ pháp lệnh sửa đổi đã tiến xa một bước trong cải cách thủ tục hành chính về thực hiện chính sách ưu đãi NCC, tạo thuận lợi nhiều cho đối tượng chính sách. Cụ thể, Pháp lệnh đã quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền trong việc lập hồ sơ xác nhận NCC; phân cấp nhiều hơn cho địa phương trong việc thực hiện chính sách; tạo điều kiện thuận lợi hơn để đối tượng được ưu đãi tiếp cận và lựa chọn các dịch vụ về y tế, giáo dục. Đặc biệt, trong những năm qua, phong trào đền ơn đáp nghĩa đã được đẩy mạnh trong cả nước, tạo nên một nguồn lực mạnh mẽ cả về vật chất lẫn tinh thần cải thiện đời sống NCC.

 Nhưng hiện một bộ phận NCC vẫn có cuộc sống khó khăn?

- Đúng thế. Mặc dù Nhà nước đã rất quan tâm, cộng đồng và xã hội hết sức hỗ trợ nhưng vẫn còn một bộ phận NCC khó khăn, một số NCC vẫn phải sống trong những căn nhà tạm (dù cả nước đã có 14.500 cán bộ lão thành được hỗ trợ cải thiện nhà ở). Đó cũng là tồn tại lớn nhất hiện nay của chúng ta trong lĩnh vực này.

 Ngoài ra, có nhiều NCC chưa được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước do hồ sơ tồn đọng?

- Sau hàng chục năm thực hiện, đến nay tôi có thể khẳng định là công tác giải quyết hồ sơ tồn đọng đã cơ bản hoàn thành và kết thúc. Cuối năm 2007, Bộ LĐTB-XH cũng đã ban hành Thông tư 25/2007 hướng dẫn giải quyết xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với những trường hợp còn tồn tại trước kia chưa giải quyết được. Trong đó đã tạo điều kiện thuận lợi một cách tối đa để các đối tượng được giải quyết hồ sơ, hưởng chế độ ưu đãi.

Ví dụ, tại thông tư này, Bộ đã quy định cấp giấy báo tử đối với người hy sinh trước ngày 1-10-2005 chưa được xác nhận là liệt sĩ trong các trường hợp: người hy sinh đã được ghi là liệt sĩ trong các giấy tờ như giấy báo tử trận; Huân chương, Huy chương; giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang hoặc lịch sử Đảng của cấp xã, phường, thị trấn trở lên. Hoặc người hy sinh trong chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu đã được nhân dân, chính quyền địa phương suy tôn, đưa hài cốt vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ (có giấy xác nhận của Sở LĐTB-XH nơi đang quản lý mộ) cũng được cấp giấy báo tử.

Với việc đơn giản hóa đến mức tối đa các thủ tục về giấy tờ như vậy, tôi khẳng định mọi hồ sơ tồn đọng sẽ được giải quyết.

 Trong bối cảnh lạm phát tăng cao như hiện nay, việc điều chỉnh chính sách trợ cấp cho NCC đã được tính toán chưa, thưa ông?

- Việc điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với NCC được thực hiện theo lộ trình của đề án “cải cách tiền lương, trợ cấp ưu đãi NCC, bảo hiểm xã hội giai đoạn 2008-2011” của Chính phủ. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, chắc chắn Chính phủ sẽ có điều chỉnh phù hợp để giảm bớt khó khăn cho đối tượng chính sách, có thể sẽ từ năm tới.

Cảm ơn ông! 

(Theo SGGP)

Các tin khác

YBĐT - Ngày 22/7, Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Yên Bái khoá XVI tiến hành ngày làm việc thứ hai dưới sự chủ trì của ông Hoàng Xuân Lộc - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Công nhân Công ty TNHH Hùng Linh (Yên Bình) sản xuất gỗ ván ép, thu nhập đạt 1,2 đến 2 triệu đồâng/người/tháng. (Ảnh: Văn Tuấn)

YBĐT - Việc thành lập và hoạt động công đoàn xã, phường, thị trấn là hoàn toàn mới mẻ so với quá trình phát triển các loại hình công đoàn cơ sở khác. Công đoàn xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình (Yên Bái) được thành lập vào cuối năm 2006 với 26 đoàn viên trong điều kiện như thế và cũng gặp không ít khó khăn về mô hình hoạt động.

Các đại biểu dự Hội nghị Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái kỳ thứ 13 khoá XVI.

YBĐT- Sáng ngày 21/7, HĐND tỉnh Yên Bái tổ chức khai mạc kỳ họp lần thứ 13 - Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khoá XVI.

Từ năm 2006 đến hết tháng 6/2008, Dự án đã giải ngân 96,2 tỷ đồng, đầu tư hỗ trợ vật nuôi… góp phần quan trọng xoá đói giảm nghèo.

YBĐT - Trong các ngày từ 16 đến 18/7, đoàn công tác của Trung ương do Bộ Tài chính làm trưởng đoàn phối hợp với các bộ: Y tế, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội có chuyến làm việc tại tỉnh Yên Bái, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 04/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục