Quan tâm trình độ, chính sách người làm lưu trữ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 13/11/2010 | 8:51:40 AM

Sáng 12/11, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về dự án Luật lưu trữ. Các đại biểu quan tâm một số vấn đề về trách nhiệm quản lý trong hoạt động lưu trữ của các cơ quan Đảng, các bộ, ngành, chính quyền địa phương… trong đó cần có sự quản lý thống nhất của nhà nước.

Đối với tài liệu chuyên môn, nghiệp vụ (Công an, Quân đội…) nên để cho Chính phủ qui định về thời hạn lưu trữ. Về các nội dung nghiệp vụ trong quản lý tài liệu lưu trữ, các đại biểu nêu ý kiến cần bổ sung làm rõ một số vấn đề trong xác định tài liệu lưu trữ, lập và quản lý hồ sơ tài liệu lưu trữ, thẩm quyền thu thập tài liệu lưu trữ lịch sử…

Đại biểu Sùng Thị Chư nhất trí với các ý kiến của các đại biểu QH về sự cần thiết ban hành Luật Lưu trữ khi mà Pháp lệnh Lưu trữ ban hành năm 2001 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bấp cập. Đối với qui định về phông lưu chữ quốc gia vẫn còn những ý kiến khác nhau.

Đại biểu cho rằng nên qui định tổ chức quản lý 2 phông lưu trữ Đảng cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ Nhà nước và đề nghị bổ sung nội dung quy định này sao cho cụ thể, rõ ràng để bảo đảm tính minh bạch của Luật. Trong qui định về
thu thập tài liệu chưa nói tới việc thu thập tài liệu từ trong dân bởi nhiều tài liệu rất quí không chỉ trong các tổ chức mà nằm ở trong cá nhân, kể cả trong và ngoài nước.

Vì vậy, nên bổ sung thêm vào cụm từ “cần thu thập tài liệu của cơ quan, tổ chức và trong cá nhân”. Xã hội hóa hoạt động về lưu trữ lịch sử cũng cần có qui định cụ thể và làm rõ hơn như tiêu chí thế nào là tài liệu hạn chế sử dụng, điều kiện, mục đích, phương thức hạn chế sử dụng…

Vấn đề người làm lưu trữ, trước đây đa số cán bộ làm lưu trữ chưa được qua đào tạo bài bản, những cán bộ này chủ yếu chỉ để trông coi tài liệu. Do đó, nên có qui định về đào tạo cũng như chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác lưu trữ.

Chiều cùng ngay, QH làm việc tại hội trường nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự; Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi); Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi).

Huy Văn

Các tin khác
Ngày 11-11 tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân dự lễ đón chính thức của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak cùng phu nhân nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20.

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, chiều 11-11 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Diễn đàn mục tiêu thiên niên kỷ tổ chức tại Quốc hội Hàn Quốc nhằm trao đổi việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs).

Chiều 11/11, tại Trụ sở Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Bulgaria, ngài Georgi Vassilev và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Italy, ngài Andrea Perugini, đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Đại biểu Giàng A Chu cho rằng, Báo cáo kết quả việc thực hiện công trình quan trọng tầm cỡ quốc gia chưa được đánh giá đầy đủ.

YBĐT - Thảo luận về dự thảo Luật Đo lường sáng 11/11, các đại biểu đều cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam chứng kiến Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Petrovietnam và Đối tác Hàn Quốc.

Tại Tọa đàm Bàn tròn Cấp cao về Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, tiềm năng và nhu cầu hợp tác giữa hai nước còn rất lớn. Dự kiến, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2010 có thể đạt trên 11 tỷ USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục